Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào?

Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào? Tổ chức cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng có trách nhiệm như thế nào?

Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 22 Điều 3 Nghị định 58/2017/NĐ-CP bổ sung bởi điểm g khoản 2 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Vị trí dự kiến đến cảng biển là vị trí tàu thuyền đón hoa tiêu hoặc đến ranh giới vùng nước cảng biển hoặc vị trí tàu thuyền dự kiến hoạt động trong vùng biển Việt Nam.
21. Phương tiện, thiết bị hỗ trợ tàu lặn là tàu thuyền gồm tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn và các tàu thuyền khác, thiết bị phục vụ, hỗ trợ hoạt động của tàu lặn.
22. Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là tàu thuyền trực tiếp vận chuyển, nâng, hạ tàu lặn để thực hiện hoạt động lặn.
23. Vùng hoạt động tàu lặn là vùng nước trong vùng nước cảng biển tàu lặn được phép hoạt động trong phạm vi ranh giới an toàn được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận và giao khu vực biển.
...

Theo đó, hiện nay theo quy định của pháp luật thì tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn được hiểu là tàu thuyền trực tiếp vận chuyển, nâng, hạ tàu lặn để thực hiện hoạt động lặn.

Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào?

Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 105g Nghị định 58/2017/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 34/2025/NĐ-CP có quy định như sau:

Trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn, thuyền viên điều khiển tàu lặn, thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn
1. Trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn
a) Bảo đảm hoạt động lặn được thực hiện an toàn và phù hợp với hướng dẫn vận hành theo quy định;
b) Bảo đảm an toàn cho hành khách trên tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn;
c) Kiểm soát số lượng hành khách trên tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn và tàu lặn theo đúng số lượng người ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu và thông tin của thuyền viên tàu lặn và hành khách trên tàu lặn theo thông báo gửi Cảng vụ hàng hải;
d) Điều tiết hoạt động của các phương tiện, thiết bị hỗ trợ tàu lặn, kịp thời áp dụng các biện pháp ứng cứu và hỗ trợ hiệu quả khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc hoạt động lặn; đồng thời phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng có liên quan để triển khai việc phối hợp ứng cứu;
đ) Thông báo kết thúc hoạt động lặn đến Cảng vụ hàng hải, các vấn đề phát sinh khác (nếu có) theo các kênh thông tin liên lạc;
e) Ghi chép đầy đủ thông tin và ký xác nhận vào nhật ký hoạt động lặn;
g) Kiểm soát số lượng, danh sách hành khách, kiểm tra tàu trước và sau khi lặn, xuất trình hoặc cung cấp ngay khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.
2. Trách nhiệm của thuyền viên điều khiển tàu lặn
a) Tuân thủ hướng dẫn của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn;
b) Thực hiện kiểm tra trước và sau khi lặn theo quy trình vận hành tàu lặn;
c) Điều khiển tàu lặn an toàn và phù hợp với hướng dẫn vận hành theo quy định;
d) Ghi nhật ký hoạt động tàu lặn bao gồm các thông tin chi tiết về tàu lặn; hành khách, thuyền viên (họ và tên, số định danh cá nhân hoặc hộ chiếu), xuất trình hoặc cung cấp ngay khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.
3. Trách nhiệm của thuyền viên hỗ trợ điều khiển tàu lặn
a) Hỗ trợ thuyền viên điều khiển tàu lặn;
b) Thay thế thuyền viên điều khiển tàu lặn trong tình huống tàu lặn đang hoạt động mà thuyền viên điều khiển tàu lặn mất khả năng điều khiển tàu lặn;
c) Hướng dẫn các quy tắc an toàn, cách sử dụng các thiết bị an toàn trên tàu lặn cho hành khách tham gia hoạt động lặn trước khi bắt đầu, trong quá trình thực hiện và kết thúc hoạt động lặn.

Như vậy, trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn được pháp luật quy định như sau:

- Bảo đảm hoạt động lặn được thực hiện an toàn và phù hợp với hướng dẫn vận hành theo quy định;

- Bảo đảm an toàn cho hành khách trên tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn;

- Kiểm soát số lượng hành khách trên tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn và tàu lặn theo đúng số lượng người ghi trên Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật của tàu và thông tin của thuyền viên tàu lặn và hành khách trên tàu lặn theo thông báo gửi Cảng vụ hàng hải;

- Điều tiết hoạt động của các phương tiện, thiết bị hỗ trợ tàu lặn, kịp thời áp dụng các biện pháp ứng cứu và hỗ trợ hiệu quả khi xảy ra sự cố hoặc tai nạn liên quan đến việc hoạt động lặn; đồng thời phải báo cáo ngay cho Cảng vụ hàng hải và các cơ quan chức năng có liên quan để triển khai việc phối hợp ứng cứu;

- Thông báo kết thúc hoạt động lặn đến Cảng vụ hàng hải, các vấn đề phát sinh khác (nếu có) theo các kênh thông tin liên lạc;

- Ghi chép đầy đủ thông tin và ký xác nhận vào nhật ký hoạt động lặn;

- Kiểm soát số lượng, danh sách hành khách, kiểm tra tàu trước và sau khi lặn, xuất trình hoặc cung cấp ngay khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.

Tổ chức cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng có trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 112 Nghị định 58/2017/NĐ-CP có quy định như sau:

Bảo đảm trật tự, an toàn trong vùng đất cảng
1. Giám đốc doanh nghiệp cảng có trách nhiệm tổ chức và điều hành hoạt động của lực lượng bảo vệ cảng phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện thực tế tại cảng.
2. Các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cảng biển được sử dụng khu vực cổng cảng để thực hiện nhiệm vụ của mình sau khi đã thỏa thuận với doanh nghiệp cảng.
3. Tổ chức, cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng phải chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật.

Như vậy, tổ chức, cá nhân và các phương tiện khi hoạt động trong vùng đất cảng có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định có liên quan của pháp luật.

Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn là gì? Quy định mới về trách nhiệm của thuyền trưởng tàu mẹ hỗ trợ tàu lặn như thế nào?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
8 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào