Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 về giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 về giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 về giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 đưa ra hướng dẫn cho các tổ chức trong việc thiết lập cách tiếp cận theo giai đoạn để áp dụng hệ thống quản lý năng lượng (EnMS). Cách tiếp cận theo giai đoạn này nhằm hỗ trợ và đơn giản hóa việc áp dụng EnMS cho tất cả mọi loại hình tổ chức, đặc biệt là cho các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ (SMO).

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 cũng hướng dẫn việc sử dụng mười hai yếu tố cốt lõi, với bốn mức độ phát triển cho từng yếu tố để thiết lập, thực hiện, duy trì và cải tiến EnMS mang lại cải tiến trong kết quả thực hiện năng lượng.

Điều này cho phép người sử dụng tiêu chuẩn có thể áp dụng cách tiếp cận theo giai đoạn để đạt được một mức độ quản lý năng lượng thích hợp với mục tiêu của mình và xây dựng nền tảng vững chắc để sau đó có thể mở rộng hướng đến đáp ứng yêu cầu của TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018). Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 nhất quán với TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) nhưng không bao quát toàn bộ yêu cầu của TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018).

Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS như sau:

Sử dụng mô hình phát triển giúp tổ chức đánh giá hiệu lực các quá trình hoạt động hiện tại của mình, để tuân theo cách tiếp cận có hệ thống và tổ chức trong việc đạt được cải tiến kết quả thực hiện. Mô hình phát triển làm cơ sở cho tiêu chuẩn này bao gồm mười hai yếu tố cốt lõi trong quản lý năng lượng với bốn mức độ phát triển của từng yếu tố.

Các yếu tố trong tiêu chuẩn này dẫn chiếu đến một điều của TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018) hoặc một điều nhỏ nhưng quan trọng như xem xét năng lượng.

Mô hình phát triển đưa ra khuôn khổ có hệ thống và được đơn giản hóa để áp dụng và cải tiến EnMS, thích hợp với nhu cầu và khả năng của tổ chức, bằng cách sử dụng cách tiếp cận theo giai đoạn. Mô hình này quy định tiêu chí bao gồm các hành vi, thực hành và quá trình chi tiết. Đầu tiên, tổ chức sử dụng mô hình phát triển để hiểu thực trạng của mình và thiết lập các mục tiêu cải tiến ban đầu. Sau đó, tổ chức có thể áp dụng cải tiến EnMS theo các giai đoạn.

Khi tổ chức tiến từ điểm khởi đầu riêng của mình tới mức độ phát triển EnMS mong muốn, tổ chức cần cải tiến kết quả thực hiện năng lượng. Kết quả thực hiện năng lượng được cải tiến này được hiểu là cải tiến về hiệu suất năng lượng hoặc tiêu thụ năng lượng liên quan đến sử dụng năng lượng mà từ đó có thể dẫn đến giảm chi phí năng lượng. Mười hai yếu tố trong mô hình phát triển được mô tả ở điều 5. Với từng mức độ của một yếu tố, tiêu chí được đưa ra mô tả "điều gì" cần có ở mức độ đó. Khi không có quy định nào khác, thì tiêu chí này được áp dụng cho tổ chức. Mô hình này không đưa ra cách tiếp cận cụ thể "làm thế nào" để có thể đạt được các mức độ đó. Các yếu tố được phân chia thành các chủ đề để làm rõ và dễ dàng hơn cho người sử dụng khi áp dụng tiêu chí cho yếu tố đó.

Dựa trên phân tích hiện trạng thực hành quản lý năng lượng, tổ chức có thể lựa chọn tiến độ áp dụng thích hợp và mức độ phát triển mong muốn cho từng yếu tố. Dù ở điểm khởi đầu nào, tổ chức cũng cần làm việc về từng yếu tố. Tổ chức có thể cần các nguồn lực bổ sung (ví dụ thời gian, nhân sự, kiến thức, ngân sách).

Khả năng dự đoán, hiệu lực và việc kiểm soát EnMS cần cải tiến khi tổ chức chuyển sang mức độ cao hơn trong từng yếu tố. Mô hình phát triển đưa ra sự liên tục trong việc thực hiện tiến trình tăng dần từ một mức độ sang mức tiếp theo. Bốn mức độ đại diện cho việc tiến triển từ mức độ thấp trong kinh nghiệm quản lý năng lượng đến mức độ tiếp cận phù hợp với TCVN ISO 50001 (ISO 50001). Bốn mức độ có thể mô tả tổng quát như sau.

- Mức độ 1: hỗ trợ quản lý năng lượng: hỗ trợ quản lý ban đầu, nhận thức và hiểu biết nhất định về sử dụng năng lượng và cơ hội tiết kiệm năng lượng, thu thập một vài dữ liệu năng lượng (ví dụ, hóa đơn năng lượng), các thực hành quản lý năng lượng không có tính hệ thống.

- Mức độ 2: tăng cường quản lý năng lượng: có chính sách năng lượng, có đội ngũ chính thức, tiến hành phân tích cơ bản về tiêu thụ năng lượng và dữ liệu chi phí năng lượng, đánh giá cơ hội tiết kiệm năng lượng, một vài thực hành quản lý năng lượng có hệ thống.

- Mức độ 3: hình thành EnMS: các thực hành quản lý năng lượng có hệ thống, quản lý năng lượng trở thành chiến lược, việc theo dõi và xem xét được cải tiến, tuân thủ pháp luật là một phần của EnMS, tổ chức có sự học hỏi.

- Mức độ 4: EnMS được thiết lập: cải tiến liên tục EnMS và kết quả thực hiện năng lượng, các yếu tố cốt lõi của TCVN ISO 50001 (ISO 50001) được áp dụng, sẵn sàng cho phân tích các cách biệt so với TCVN ISO 50001 (ISO 50001) nếu muốn.

CHÚ THÍCH: Đạt được mức độ 4 cho tất cả mười hai yếu tố không nhất thiết dẫn đến việc đáp ứng tất cả yêu cầu của TCVN ISO 50001:2019 (ISO 50001:2018).

Khi sử dụng mô hình phát triển, tổ chức nên xem xét mỗi chủ đề theo từng yếu tố, tiêu chí cho mức độ hiện tại có thể bao gồm tiêu chí của mức độ trước đó theo cách tích lũy. Mặc dù các mức độ được xây dựng ở từng mức khác nhau, nhưng chúng không nhất thiết phải được thực hiện tuần tự từng bước. Ví dụ, nếu tổ chức đã hoạch định đạt được Mức độ 3 của một yếu tố, tổ chức không phải thực hiện trước Mức độ 1, Mức độ 2 và sau đó là Mức độ 3. Tổ chức có thể thực hiện ngay Mức độ 3, có tính đến các tiêu chí ở Mức độ 1 và 2.

Khi được để trống trong bảng yếu tố, thì không có tiêu chí (ví dụ, xem Hình 1 Mức độ 1) hoặc không có tiêu chí bổ sung (ví dụ, xem Hình 1 Mức độ 3) được yêu cầu ở mức độ đó. Điều này có nghĩa là giữ nguyên tiêu chí được thực hiện ở mức độ trước.

Các thực hành tốt và hướng dẫn bổ sung nêu trong Phụ lục A cho những tổ chức muốn nâng cao EnMS của mình. Các mức độ của mô hình phát triển được nêu ở Phụ lục B. Mười hai yếu tố của mô hình phát triển được nêu ở các Bảng từ 1 đến 12 của điều 5.

Hình 1 - Diễn giải "ô trống" trong các bảng yếu tố

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 về giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS?

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 về giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS? (Hình ảnh Internet)

Khái quát sử dụng mô hình phát triển trong áp dụng EnMS theo giai đoạn ra sao?

Tại tiết 4.2.1 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 quy định khái quát sử dụng mô hình phát triển trong áp dụng EnMS theo giai đoạn như sau:

- Việc áp dụng theo giai đoạn là hướng dẫn thực hiện dự án với các yếu tố và mức độ hướng tới trạng thái mong muốn của EnMS. Điểm khởi đầu phụ thuộc vào kinh nghiệm trước đó và tình trạng của tổ chức. Cũng có thể chỉ tập trung vào một số yếu tố hoặc chủ đề riêng lẻ.

Tuy nhiên, nếu tất cả các yếu tố, chủ đề và tiêu chí ở từng mức độ được thực hiện, thì có thể đạt được sự phù hợp với TCVN ISO 50001 (ISO 50001) với một số bổ sung và điều chỉnh (xem 4.2.7). Ví dụ về quy trình thực tế áp dụng theo giai đoạn nêu ở 4.2.2 đến 4.2.7.

Đánh giá tình trạng ban đầu của tổ chức sử dụng mô hình phát triển trong áp dụng EnMS theo giai đoạn?

Tại tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 quy định đánh giá tình trạng ban đầu của tổ chức sử dụng mô hình phát triển trong áp dụng EnMS theo giai đoạn như sau:

Khi tổ chức không có kinh nghiệm về hệ thống quản lý hoặc cụ thể là EnMS, thì khó có thể ước lượng khối lượng công việc phía trước. Hướng dẫn thực tế cho cách tiếp cận áp dụng theo giai đoạn nêu trong tiêu chuẩn này dựa trên thực tế là mọi tổ chức đều có một hình thức quản lý năng lượng nhất định. Tuy nhiên, hình thức quản lý này có thể không được cấu trúc tốt hoặc không bao quát tất cả các yếu tố trong thực hành tốt quản lý năng lượng.

Thường xảy ra trường hợp một số yếu tố của EnMS, như hành động cải tiến kết quả thực hiện năng lượng được thực hiện ở mức độ nhất định, nhưng chưa được áp dụng một cách hệ thống trong bối cảnh hệ thống quản lý. Các yếu tố và các mức độ được mô tả có thể được sử dụng làm công cụ tự đánh giá. Một bảng đơn giản có thể được tạo ra cho mục đích này, bảng này đưa ra tổng quan về các yếu tố và chủ đề đã được giải quyết trong tổ chức và nếu đã có thì chúng đang thực hiện ở mức độ nào của EnMS đã được hoạch định (xem Hình 2). Tổ chức có thể đánh giá nội dung nào đã được thực hiện và những bước nào vẫn cần được thực hiện tiếp.

Hình 2 - Quá trình ban đầu

Tự đánh giá là điểm khởi đầu tốt để chỉ ra cho lãnh đạo cao nhất EnMS của tổ chức đang ở đâu. Tự đánh giá cần được sử dụng để xác định tình trạng của tổ chức, cũng như thực hành tốt ở cả mức độ tổng thể và ở các mức độ của từng yếu tố.

Mức độ của chủ đề nhất định của một yếu tố được xem là đạt được khi tất cả các tiêu chí được nêu ở mức độ đó của chủ đề được đáp ứng đầy đủ. Việc đạt được mức độ cụ thể của chủ đề nhất định của một yếu tố đòi hỏi tất cả các tiêu chí của mức độ thấp hơn đều được đáp ứng đầy đủ.

Bước tiếp theo cần theo đuổi được xác định dựa trên mục đích của tổ chức đối với việc áp dụng theo giai đoạn.

Tiêu chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13522-2:2024 quy trình thử nghiệm tiêu chuẩn phản ứng với lửa đối với vật liệu phủ sàn ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 50005:2024 ISO 50005:2021 về giải thích và cấu trúc của mô hình phát triển để áp dụng EnMS?
Pháp luật
Có những lợi ích tiềm ẩn nào cho tổ chức từ việc áp dụng hệ thống quản lý cho tổ chức giáo dục (EOMS)?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14240-1:2024 (ISO 52018-1:2017) về tiện nghi nhiệt mùa hè của tòa nhà như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14190-2:2024 về An toàn thông tin - Tiêu chí và phương pháp đánh giá an toàn hệ thống sinh trắc học ra sao?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14179:2024 các biện pháp an toàn thông tin chung cho hệ thống ETC ra sao?
Pháp luật
TCVN 13523-4:2024 Thử nghiệm tính lan truyền lửa theo phương đứng trên mô hình tỉ lệ trung bình của mẫu thử đặt thẳng đứng?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13953:2024 về nguyên tắc của thử nghiệm phản ứng với lửa như thế nào?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11511:2024 (CXS 320-2015, Rev.2020 with Amendment 2022) về Rau đông lạnh nhanh?
Pháp luật
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 14213-2:2024 về các yêu cầu chính khi thi công tường barrette ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêu chuẩn Việt Nam
Nguyễn Đỗ Bảo Trung Lưu bài viết
10 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào