Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục tên gì theo Quyết định 848?
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục tên gì theo Quyết định 848?
Theo Điều 1 Quyết định 848/QĐ-TTg năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục quy định như sau:
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông thành Trường Đại học Phương Đông. Trường Đại học Phương Đông là cơ sở giáo dục đại học tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật có liên quan.
Quá trình chuyển đổi phải rõ ràng minh bạch, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, liên tục của nhà trường; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học, giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động và của những cá nhân, tổ chức đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường, phù hợp với quy định của pháp luật.
Theo đó, quyết định chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông thành Trường Đại học Phương Đông.
Trường Đại học Phương Đông là cơ sở giáo dục đại học tư thục, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của Luật Giáo dục đại học và các quy định pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Quá trình chuyển đổi phải rõ ràng minh bạch, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát, lãng phí tài chính, tài sản; không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường, liên tục của nhà trường; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người học, giảng viên, cán bộ quản lý, người lao động và của những cá nhân, tổ chức đã có đóng góp thực sự trong quá trình hình thành và phát triển nhà trường, phù hợp với quy định của pháp luật.
Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang trường đại học tư thục theo Quyết định 848? (Hình từ Internet)
Trường dân lập và trường tư thục khác nhau thế nào?
Căn cứ điểm b, điểm c khoản 1 Điều 47 Luật Giáo dục 2019 quy định về loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân như sau:
Loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân
1. Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình sau đây:
...
b) Trường dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Loại hình trường dân lập chỉ áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non;
c) Trường tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Trường tư thục hoạt động không vì lợi nhuận là trường mà nhà đầu tư cam kết và thực hiện cam kết hoạt động không vì lợi nhuận, được ghi trong quyết định thành lập hoặc quyết định chuyển đổi loại hình trường; hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trường.
...
Theo đó, trường dân lập là trường do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Và trường tư tư thục là do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Thủ tục chuyển đổi trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT thì thủ tục chuyển đổi trường đại học dân lập sang trường đại học tư thục được thực hiện theo các bước dưới đây:
[1] Bước 1: Hội đồng quản trị trường dân lập nộp 05 bộ hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT về Bộ Giáo dục và Đào tạo.
[2] Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét đề án chuyển đổi, trình Thủ tướng Chính phủ ra quyết định chuyển đổi loại hình trường.
[3] Bước 3: Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận trường tư thục:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị trường dân lập chủ trì cuộc họp những người góp vốn để bầu các thành viên đại diện người góp vốn trong Hội đồng quản trị trường tư thục theo số lượng đã được Hội đồng quản trị trường dân lập Quyết nghị. Cơ chế bầu các thành viên này theo cơ chế dồn phiếu;
- Hiệu trường trường dân lập chủ trì cuộc họp giảng viên cơ hữu của trường dân lập để bầu thành viên đại diện giảng viên cơ hữu trong Hội đồng quản trị trường tư thục. Cơ chế bầu thành viên tại điểm b khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT theo nguyên tắc tập thể, biểu quyết theo đa số;
- Tổ chức Đảng, đoàn thể của trường dân lập chủ trì bầu thành viên đại diện tổ chức Đảng, đoàn thể trong Hội đồng quản trị trường tư thục. Cơ chế bầu thành viên này theo quy định của tổ chức Đảng, đoàn thể;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường dân lập làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở chính cử đại diện tham gia Hội đồng quản trị trường tư thục;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị trường dân lập triệu tập cuộc họp các thành viên Hội đồng quản trị đã được bầu và được cử quy định tại các điểm a, b, c và d của khoản 3 Điều 10 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT để bầu chủ tịch Hội đồng quản trị trường tư thục;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường dân lập làm văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị công nhận Hội đồng quản trị trường tư thục;
- Sau khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Hội đồng quản trị trường tư thục bầu Hiệu trưởng và làm văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận Hiệu trưởng của trường tư thục;
- Người được công nhận là Hiệu trưởng, nếu chưa phải là thành viên Hội đồng quản trị, thì sau khi được công nhận là Hiệu trưởng sẽ được bổ sung vào Hội đồng quản trị trường tư thục; việc bổ sung thành viên Hội đồng quản trị phải đảm bảo quy định số lượng thành viên là số lẻ.
[4] Bước 4: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường dân lập bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng, kế toán trưởng của trường tư thục:
- Hồ sơ chuyển đổi quy định tại Điều 9 Thông tư 45/2014/TT-BGDĐT
- Biên bản bàn giao tài sản, tiền vốn được lập tại thời điểm bàn giao kèm theo quyền và nghĩa vụ mà trường tư thục tiếp tục thực hiện.









Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe gắn máy có được phép quay đầu xe trên cầu không? Xe gắn máy quay đầu xe trên cầu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Giá bán lẻ điện bình quân hiện hành là gì? Giá bán lẻ điện bình quân giảm so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành thì giá điện điều chỉnh thế nào?
- Dịch vụ tư vấn bất động sản là gì? Hợp đồng dịch vụ tư vấn bất động sản có phải là hợp đồng kinh doanh dịch vụ bất động sản không?
- Chính thức 126 phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập theo Nghị quyết 19? Tên gọi phường xã ở Hà Nội sau sáp nhập như thế nào?
- Xem ngày tốt đặt cọc mua đất tháng 5 2025? Tổng hợp ngày tốt nên đặt cọc mua đất trong năm 2025 ra sao?