Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không?
Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào?
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh được thành lập theo nhu cầu tất yếu của lịch sử đất nước, bởi lịch sử Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và phong trào thiếu nhi Việt Nam là bộ phận trong lịch sử dân tộc, lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, lịch sử Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Đội là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập, được Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách, ra đời nhằm tập hợp thiếu nhi vào một tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương dưới sự hướng dẫn, phụ trách của Đoàn thanh niên, giáo dục các em theo tinh thần cách mạng và coi các em là một lực lượng cách mạng. Đội luôn là tổ chức nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi, là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng dự bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Từ ngày thành lập đến nay, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều lần đổi tên cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn cách mạng và nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng.
- Năm 1941: Hội Nhi đồng Cứu quốc (sau đó đổi là Đội Thiếu nhi Cứu quốc).
- Tháng 3/1951: Đội Thiếu nhi tháng Tám.
- Ngày 4/11/1956: Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam.
- Ngày 30 tháng 1 năm 1970, thể theo nguyện vọng của thiếu nhi cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra Nghị quyết trao cho Đội được mang tên Bác Hồ. Từ đó đến nay, Đội được mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Như vậy, Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ ngày 30 tháng 1 năm 1970. Từ đó đến nay, Đội được mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
*Nội dung trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Đội Thiếu niên Tiền phong được mang tên Bác Hồ từ khi nào? Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh được nghỉ học không? (Hình từ Internet)
Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh học sinh có được nghỉ học không?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định về uyền của viên chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của viên chức về nghỉ ngơi
1. Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
2. Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
3. Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
4. Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Bên cạnh đó, theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, giao viên là viên chức sẽ có quyền được nghỉ hằng năm, nghỉ lễ theo quy định của Bộ luật Lao động. Giáo viên sẽ được nghỉ làm việc và được hưởng lương ngày nghỉ đó trong các trường hợp sau:
- Nghỉ Tết Dương lịch
- Nghỉ Tết Âm lịch
- Nghỉ ngày Chiến thắng
- Nghỉ ngày Quốc tế lao động
- Nghỉ ngày Quốc khánh
- Nghỉ ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Bên cạnh đó, ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 5 không thuộc các ngày nghỉ lễ theo quy định hiện nay.
Ngoài ra, học sinh sẽ được nghỉ học dựa theo lịch làm việc của giáo viên.
Như vậy, ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh 15 5 không phải là ngày nghỉ lễ theo quy định của giáo viên nên học sinh cúng sẽ không được nghỉ học.
Ai là người có thẩm quyền cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 27/2017/TT-BGDĐT quy định về cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội như sau:
Cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội
1. Hiệu trưởng thống nhất với Hội đồng trường về việc chọn giáo viên làm Tổng phụ trách Đội.
2. Hiệu trưởng ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội của nhà trường sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo hoặc sở giáo dục và đào tạo (đơn vị quản lý trực tiếp nhà trường) và Hội đồng Đội cùng cấp.
Theo đó, sau khi có ý kiến thống nhất của phòng giáo dục và đào tạo (hoặc sở giáo dục và đào tạo) và Hội đồng Đội cùng cấp thì Hiệu trưởng là người có thẩm quyền ra quyết định cử giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh của nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh là gì? Quyền và nhiệm vụ của đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh?
- Trọn bộ Mẫu kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm? Tải về Mẫu kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm file word ở đâu?
- Tranh vẽ chân dung chủ tịch Hồ Chí Minh? Chủ đề tuyên truyền kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- 4+ Kể về một người lao động ở trường em lớp 2 hay nhất? Yêu cầu cần đạt về kĩ thuật viết trong môn Tiếng Việt lớp 2 là gì?
- Xe gắn máy có được phép quay đầu xe trên cầu không? Xe gắn máy quay đầu xe trên cầu bị phạt bao nhiêu tiền?