Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 về quy định an toàn bật lửa như thế nào? Yêu cầu về chiều cao ngọn lửa của bật lửa như thế nào?
Phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 là gì?
Tại Mục 1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 có nêu rõ phạm vi áp dụng của Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 như sau:
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 quy định các yêu cầu đối với bật lửa để đảm bảo một mức độ an toàn hợp lý cho việc sử dụng bình thường hoặc có sai lệch đã được dự tính của người sử dụng.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 áp dụng cho mọi sản phẩm tạo ra ngọn lửa, thường được biết dưới dạng bật lửa châm thuốc lá, bật lửa châm xì gà và bật lửa châm tẩu.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 không áp dụng cho các loại diêm và sản phẩm tạo ra ngọn lửa, chỉ được sử dụng để châm lửa các vật liệu không phải là thuốc lá, xì gà và tẩu.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 về quy định an toàn bật lửa như thế nào? Yêu cầu về chiều cao ngọn lửa của bật lửa như thế nào?
Yêu cầu về chiều cao ngọn lửa của bật lửa theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 như thế nào?
Tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 có nêu rõ yêu cầu về chiều cao ngọn lửa của bật lửa như sau:
Các giá trị chiều cao lớn nhất của ngọn lửa được quy định trong tiêu chuẩn này, đối với cả bật lửa đốt phối trước và bật lửa đốt phối sau, được dự định soát xét lại định kỳ trên quan điểm giảm dần xuống theo tiến bộ kỹ thuật.
(1) Bật lửa không chỉnh được
- Không cho phép các bật lửa nhiên liệu lỏng không chỉnh được có thể tạo ra được ngọn lửa có chiều cao lớn hơn 120 mm khi thử nghiệm theo tiểu mục 6.2 TCVN 13250:2020
- Không cho phép các bật lửa không chỉnh được, dùng vòi đốt phối thước và phối sau, có thể tạo ra được ngọn lửa có chiều cao lớn hơn 50 mm khi thử nghiệm theo 6.2.
(2) Bật lửa chỉnh được
- Đối với các bật lửa chỉnh được như định nghĩa trong 3.8, khi thử nghiệm phù hợp với 6.2, chiều cao lớn nhất của ngọn lửa mà người sử dụng có được trong những điều kiện khác nhau phải thỏa mãn những yêu cầu như dưới đây.
- Các bật lửa (nạp một lần hoặc nạp lại) chỉnh được phối sau phải có chiều cao ngọn lửa được điều chỉnh bởi nhà sản xuất đảm bảo để trong lần bật đầu tiên bởi người sử dụng - khi chưa có thay đổi về chế độ điều chỉnh ban đầu - không lớn hơn 100 mm.
- Các bật lửa chỉnh được phối sau phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 120 mm khi được người sử dụng điều chỉnh có chủ ý đến ngưỡng chiều cao ngọn lửa lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Các bật lửa nạp một lần chỉnh được phối sau phải không có khả năng (cho phép) tạo ra một ngọn lửa cao hơn 100 mm khi được người sử dụng điều chỉnh có chủ ý đến ngưỡng chiều cao ngọn lửa lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Các bật lửa chỉnh được phối trước phải có chiều cao ngọn lửa được điều chỉnh bởi nhà sản xuất đảm bảo để trong lần bật đầu tiên bởi người sử dụng - khi chưa có thay đổi về chế độ điều chỉnh ban đầu - không lớn hơn 60 mm.
- Các bật lửa chỉnh được phối trước phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 75 mm khi được người sử dụng điều chỉnh có chủ ý đến ngưỡng chiều cao ngọn lửa lớn nhất theo thiết kế của nhà sản xuất.
- Các bật lửa chỉnh được phối trước phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 50 mm khi được đặt ở chế độ ngọn lửa thấp nhận có thể.
- Bật lửa châm tẩu tự chỉnh phải không có khả năng tạo ra một ngọn lửa cao hơn 100 mm ở mọi vị trí sử dụng.
- Chiều cao ngọn lửa lớn nhất có thể tạo ra được của bật lửa phải được giới hạn bởi chế độ đặt trước hoặc bởi thiết kế sản phẩm hoặc theo cả hai cách.
(3) Bật lửa kép
Đối với mỗi dạng ngọn lửa của bật lửa kép, chiều cao của mỗi ngọn lửa phải phù hợp với yêu cầu tương ứng quy định trong 4.2.1 hoặc 4.2.2.
(4) Bật lửa cháy đa dạng
Đối với bật lửa cháy đa dạng, chiều cao của mỗi ngọn lửa phải phù hợp với yêu cầu tương ứng quy định trong 4.2.1 hoặc 4.2.2.
Điều chỉnh chiều cao ngọn lửa của bật lửa như thế nào?
Tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13250:2020 có nêu rõ điều chỉnh chiều cao ngọn lửa của bật lửa như sau:
- Các bật lửa chỉnh được như định nghĩa trong 3.8 khi sử dụng theo cách thông thường phải đòi hỏi người sử dụng tác động có chủ ý để giảm hoặc tăng chiều cao ngọn lửa. Các bật lửa chỉnh được phải có các chỉ thị để thể hiện hướng dịch chuyển của cơ cấu điều chỉnh nhằm tăng hoặc giảm chiều cao ngọn lửa.
- Trên các bật lửa có cơ cấu điều chỉnh phù hợp với 4.3.3 và 4.3.4, hướng dịch chuyển phải được in cố định hoặc khắc lên bật lửa tại vùng lân cận của cơ cấu dịch chuyển đồng thời phải đảm bảo dễ thấy và dễ hiểu.
- Các bật lửa nhiên liệu khí có tay gạt kiểm soát bằng chuyển động xoay gần vuông góc với trục ngọn lửa thì phải thực hiện như sau:
+ Khi tay gạt điều chỉnh nằm ở phần trên của bật lửa và bật lửa được giữ ở vị trí để ngọn lửa nằm theo chiều thẳng đứng hướng lên trên,đồng thời người sử dụng nhìn hướng về tay gạt điều chỉnh, thì dịch chuyển của tay gạt sang bên trái phải làm giảm chiều cao ngọn lửa.
+ Khi tay gạt điều chỉnh nằm ở phần dưới của bật lửa và bật lửa được giữ ở vị trí để người sử dụng nhìn hướng về tay gạt điều chỉnh, thì dịch chuyển của tay gạt theo chiều kim đồng hồ phải làm giảm chiều cao ngọn lửa.
- Đối với các bật lửa đòi hỏi dịch chuyển của tay gạt điều chỉnh ngọn lửa gần song song với trục ngọn lửa, thì chiều cao ngọn lửa phải giảm hoặc tăng tương ứng với hướng dịch chuyển của tay gạt.
- Nếu tay gạt điều chỉnh ngọn lửa lồi ra ngoài thân của bật lửa, thì lực để điều chỉnh tay gạt áp dụng theo phương tiếp tuyến phải không nhỏ hơn 1 N trên toàn phạm vi điều chỉnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư hướng dẫn Nghị định 178 quy định Chế độ về hưu trước tuổi mới nhất được hưởng những gì?
- Mức nộp thuế môn bài 2025 hộ kinh doanh là bao nhiêu? Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào?
- Thời gian hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi 2025 theo Thông tư 01 2025 của Bộ Nội vụ tính từ ngày nào? Cách tính ra sao?
- Năm 2025, sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con? Làm giấy khai sinh cho con ở đâu?
- Mẫu Hồ sơ đề nghị thưởng đột xuất theo Quyết định 786 của Bộ Nội vụ? Tải về các biểu mẫu trong hồ sơ?