Tháng 4 tiếng Anh là gì? Tháng 4 tiếng Anh viết tắt là gì? Tháng tiếng Anh viết tắt? Các tháng trong tiếng Anh?
Tháng 4 tiếng Anh là gì? Tháng 4 tiếng Anh viết tắt là gì? Tháng tiếng Anh viết tắt? Các tháng trong tiếng Anh?
Dưới đây là thông tin về "Tháng 4 tiếng Anh là gì? Tháng 4 tiếng Anh viết tắt là gì? Tháng tiếng Anh viết tắt? Các tháng trong tiếng Anh?"
Tháng 4 tiếng Anh là April. Từ "April" bắt nguồn từ tiếng Latin "Aprilis". Theo quan niệm của người La Mã cổ đại, đây là thời điểm trong năm khi cây cối bắt đầu đâm chồi, nảy lộc. Trong tiếng Latin, "Aprilis" mang ý nghĩa là "nảy mầm", vì vậy họ đã lấy tên này để đặt cho tháng 4.
Trong tiếng Anh cổ, tháng 4 còn được gọi là "Easter Monab" – tháng Phục sinh. Đây là dịp tưởng niệm cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus theo niềm tin của người Kitô giáo.
Tham khảo cách viết tắt các tháng trong tiếng Anh dưới đây:
Tháng Một | Jan | January | /ˈdʒænjueri/ |
Tháng Hai | Feb | February | /ˈfebrueri/ |
Tháng Ba | Mar | March | /mɑːrtʃ/ |
Tháng Tư | April | April | /ˈeɪprəl/ |
Tháng Năm | Không có | May | /meɪ/ |
Tháng Sáu | Jun | June | /dʒuːn/ |
Tháng Bảy | Jul | July | /dʒuˈlaɪ/ |
Tháng Tám | Aug | August | /ɔːˈɡʌst/ |
Tháng Chín | Sep | September | /sepˈtembər/ |
Tháng Mười | Oct | October | /ɑːkˈtəʊbər/ |
Tháng Mười Một | Nov | November | /nəʊˈvembər/ |
Tháng Mười Hai | Dec | December | /dɪˈsembər/ |
Như vậy, tháng 4 tiếng Anh viết tắt là April và có phiên âm là /ˈeɪprəl/
*Trên đây là thông tin về "Tháng 4 tiếng Anh là gì? Tháng 4 tiếng Anh viết tắt là gì? Tháng tiếng Anh viết tắt? Các tháng trong tiếng Anh?"
Tháng 4 tiếng Anh là gì? Tháng 4 tiếng Anh viết tắt là gì? Tháng tiếng Anh viết tắt? Các tháng trong tiếng Anh? (Hình từ Internet)
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp mấy?
Căn cứ theo Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt của môn Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 thì:
Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12.
Bên cạnh đó, quy định này cũng nêu rõ đặc điểm môn học Tiếng Anh trong chương trình giáo dục phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 như sau:
Là một trong những môn học công cụ ở trường phổ thông, môn Tiếng Anh không chỉ giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh mà còn góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung, để sống và làm việc hiệu quả hơn, để học tập tốt các môn học khác cũng như để học suốt đời.
Môn Tiếng Anh cung cấp cho học sinh một công cụ giao tiếp quốc tế quan trọng, giúp các em trao đổi thông tin, tri thức khoa học và kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá, qua đó góp phần tạo dựng sự hiểu biết giữa các dân tộc, hình thành ý thức công dân toàn cầu, góp phần vào việc phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. Thông qua việc học Tiếng Anh và tìm hiểu các nền văn hóa khác nhau, học sinh có thể hiểu rõ hơn, thêm yêu ngôn ngữ và nền văn hóa của dân tộc mình.
Với tư cách là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Tiếng Anh còn liên quan trực tiếp và có tác động qua lại với nhiều môn học/nội dung giáo dục khác như Ngữ văn/Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Lịch sử và Địa lí, Nghệ thuật, Giáo dục thể chất, Tin học, Hoạt động trải nghiệm. Tiếng Anh còn là công cụ để dạy và học các môn học khác, đặc biệt là môn Toán và các môn khoa học tự nhiên.
Mục tiêu cơ bản của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh là giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp).
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh phổ thông nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (ban hành theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo), cụ thể là học sinh kết thúc cấp tiểu học đạt Bậc 1, học sinh kết thúc cấp trung học cơ sở đạt Bậc 2, học sinh kết thúc cấp trung học phổ thông đạt Bậc 3.
Nội dung của Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Anh thể hiện những định hướng cơ bản được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cụ thể là:
Ở cấp tiểu học (lớp 3-5), việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp thông qua bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, chú trọng nhiều hơn đến hai kỹ năng nghe và nói.
Ở cấp trung học cơ sở, việc dạy học Tiếng Anh tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết của học sinh về văn hoá, xã hội của các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hoá, xã hội của dân tộc mình.
Ở cấp trung học phổ thông, việc dạy học Tiếng Anh giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh dựa trên nền tảng chương trình Tiếng Anh các cấp tiểu học và trung học cơ sở, trang bị cho học sinh kỹ năng học tập suốt đời để không ngừng học tập và phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Nhiệm vụ của học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ của học sinh được quy định tại Điều 34 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là gì?
- Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc về một bài thơ con gái của mẹ? Viết bài văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ?
- Ngày đẹp động thổ tháng 4 năm 2025? Ngày đẹp động thổ năm 2025? Tháng 4 ngày nào đẹp để động thổ?
- 02 phương thức thi tuyển công chức viên chức theo Thông tư 001/2025/TT-BNV kể từ 01/05/2025 là gì?
- Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh? Dàn ý chi tiết? Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh lớp 12?