Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là gì?
Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Nghị định 164/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân
1. Thanh tra Bộ Công an chịu sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an và sự chỉ đạo về công tác, hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra Chính phủ.
2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Công an nhân dân, cán bộ thanh tra chuyên trách, cán bộ thanh tra kiêm nhiệm bố trí ở nơi không có tổ chức thanh tra hoạt động dưới sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng Công an cùng cấp và sự hướng dẫn, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra của cơ quan thanh tra Công an cấp trên.
3. Quan hệ giữa cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
4. Quan hệ giữa cơ quan thanh tra Công an nhân dân với cơ quan thanh tra các bộ, ngành và các cơ quan liên quan khác ở trung ương, địa phương là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, mỗi quan hệ giữa cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là quan hệ phối hợp để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
Mối quan hệ công tác của cơ quan thanh tra Công an nhân dân với các cơ quan, đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an là gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Công an có phải thuộc cơ quan thanh tra Công an nhân hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 164/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra Công an nhân dân
1. Cơ quan thanh tra Công an nhân dân gồm:
a) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
b) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Công an tỉnh);
c) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Thanh tra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Cục).
2. Công an huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và Công an các đơn vị có quân số từ 200 cán bộ, chiến sĩ trở lên, bố trí cán bộ thanh tra chuyên trách; Công an các đơn vị có quân số dưới 200 cán bộ, chiến sĩ, bố trí cán bộ thanh tra kiêm nhiệm.
Số lượng cán bộ thanh tra chuyên trách, cán bộ thanh tra kiêm nhiệm tại các đơn vị do Thủ trưởng đơn vị quyết định.
Như vậy, cơ quan thanh tra Công an nhân dân sẽ bao gồm những cơ quan, cụ thể:
(1) Thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ);
(2) Thanh tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Thanh tra Công an tỉnh);
(3) Thanh tra Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng; Thanh tra Cục Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (sau đây gọi tắt là Thanh tra Cục).
Do đó, thanh tra Bộ Công an (sau đây gọi tắt là Thanh tra Bộ) sẽ thuộc cơ quan thanh tra Công an nhân dân.
Đương nhiên miễn nhiệm ngạch thanh tra viên Công an nhân dân khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Nghị định 164/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Miễn nhiệm Thanh tra viên
1. Đương nhiên miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên trong các trường hợp sau đây:
a) Nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển vị trí việc làm hoặc công tác khác;
b) Bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân;
c) Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định miễn nhiệm thanh tra viên trong các trường hợp sau đây:
a) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
b) Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại Điều 8 Luật Thanh tra;
c) Có hành vi gian lận hoặc kê khai không trung thực trong hồ sơ bổ nhiệm vào các ngạch thanh tra viên;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên
a) Việc đương nhiên miễn nhiệm ngạch Thanh tra viên được tính từ thời điểm các quyết định, bản án có hiệu lực thi hành;
b) Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý thanh tra viên căn cứ khoản 2 Điều này, có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và có văn bản đề nghị về việc miễn nhiệm Thanh tra viên gửi về Thanh tra Bộ Công an;
c) Trên cơ sở đề nghị của Công an đơn vị, địa phương, Thanh tra Bộ Công an kiểm tra hồ sơ tài liệu, dự thảo quyết định miễn nhiệm, gửi hồ sơ lấy ý kiến của Cục Tổ chức cán bộ trước khi trình Bộ trưởng Bộ Công an quyết định;
d) Thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương trực tiếp quản lý Thanh tra viên có trách nhiệm thông báo quyết định miễn nhiệm; thu hồi thẻ thanh tra đối với cán bộ bị miễn nhiệm và gửi về Thanh tra Bộ Công an.
Như vậy, đương nhiên miễn nhiệm các ngạch thanh tra viên Công an nhân dân trong những trường hợp sau:
- Nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành, chuyển vị trí việc làm hoặc công tác khác;
- Bị kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu Công an nhân dân;
- Bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;







Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bàn giao nhà ở thương mại có bắt buộc thực hiện sau khi đã hoàn thành việc nghiệm thu công trình nhà ở không?
- Phương thức biểu đạt hành chính công vụ là gì? Chương trình giáo dục phổ thông cần đảm bảo yêu cầu nào?
- Từ ghép chính phụ là gì? 20 từ ghép chính phụ ví dụ? Từ ghép chính phụ nằm trong chương trình học của lớp mấy?
- Tài khoản giao thông là gì? Đối tượng mở tài khoản giao thông là ai? Tài khoản giao thông bị khóa khi nào?
- Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương 2025? Lịch thi đấu bóng chuyền Cúp Hùng Vương hôm nay? Tranh Cúp Hùng Vương?