Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm tăng cường xử lý những ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ như thế nào?

Cho hỏi Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm tăng cường xử lý những ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ như thế nào? - Câu hỏi của anh Linh tại Hà Nội.

Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện mục tiêu của năm 2022 theo chỉ đạo của Chính phủ?

Căn cứ Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2022 có nội dung như sau nhằm thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; nỗ lực phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2022, Chính phủ giao Ngân hàng nhà nước thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, chắc chắn, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách khác nhằm kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường ngoại tệ, mặt bằng lãi suất cho vay phù hợp.

- Ngân hàng Nhà nước phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí tiếp tục truyền thông về các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, tạo niềm tin công chúng, hỗ trợ tăng trưởng, ổn định sản xuất, kinh doanh, tránh thông tin tạo tâm lý kỳ vọng lạm phát, tỷ giá.

- Khẩn trương triển khai các Kết luận của Bộ Chính trị về phương án xử lý đối với các ngân hàng yếu kém; hoàn thiện phương án xử lý ngân hàng thương mại yếu kém còn lại.

Như vậy, Ngân hàng nhà nước được chỉ đạo khẩn trương xử lý đối với các ngân hàng yếu kém trong quá trình hoạt động thực tế.

Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm tăng cường xử lý những ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ như thế nào?

Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm tăng cường xử lý những ngân hàng yếu kém theo chỉ đạo của Chính phủ như thế nào? (Hình từ Internet)

Bộ Tài chính có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện mục tiêu của năm 2022 theo chỉ đạo của Chính phủ?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục I Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2022, Chính phủ giao Bộ Tài chính thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Thực hiện chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm hiệu quả, rà soát giảm thuế, phí, lệ phí và hỗ trợ mở rộng sản xuất, kinh doanh; tăng thu, giảm chi, tiết kiệm tối đa chi thường xuyên.

- Tập trung triển khai, hướng dẫn thực hiện Nghị định 65/2022/NĐ-CP về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế.

Tổ chức thực hiện các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán nước ta từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi.

Trong đó, nổi bật là việc Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực ngày 16 tháng 9 năm 2022 được kỳ vọng đưa thị trường trái phiếu của Việt Nam bước sang một giai đoạn phát triển thực chất hơn, để những doanh nghiệp công bố công khai, minh bạch thông tin vẫn tiếp tục huy động được nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả trên thị trường.

Do đó, công tác triển khai thực hiện cần được đẩy mạnh cũng như đảm bảo hướng dẫn kịp thời những nội dung của quy định mới.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện mục tiêu của năm 2022 theo chỉ đạo của Chính phủ?

Căn cứ tiểu mục 5 Mục I Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2022, Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tăng cường quản lý, theo dõi, dự báo tình hình sản xuất nông nghiệp, bảo đảm nguồn cung nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023;

Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan dự báo, chủ động điều tiết hiệu quả nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, sản xuất điện, sản xuất kinh doanh, sinh hoạt của người dân.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến nguồn cung, nhu cầu tiêu dùng thịt lợn trong và ngoài nước để có giải pháp điều tiết sản xuất trong nước phù hợp; phối hợp với các Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, lực lượng kiểm tra, kiểm soát tại cửa khẩu, biên giới để tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình xuất nhập khẩu thịt lợn, tránh phát sinh và lây lan dịch bệnh.

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến thiên tai, chủ động chỉ đạo công tác phòng, chông, khắc phục hậu quả thiên tai kịp thời, hiệu quả.

Trong đó, nổi bật là nhiệm vụ cần triển khai công tác bảo đảm nguồn cung nông sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp tới.

Bộ Y tế có nhiệm vụ gì trong việc thực hiện mục tiêu của năm 2022 theo chỉ đạo của Chính phủ?

Căn cứ tiểu mục 12 Mục I Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2022, Chính phủ giao Bộ Y tế thực hiện những nhiệm vụ trong việc phòng chống dịch COVID-19 như sau:

- Chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh hơn nữa việc tiêm chủng vắc-xin phòng COVID-19 cho các đối tượng, bảo đảm các mục tiêu đã đề ra. Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương đẩy mạnh tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Bảo đảm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch và khám, chữa bệnh theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Tập trung rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách về y tế, xử lý tốt các vấn đề tồn tại, phát sinh.

- Phối hợp với Văn phòng Quốc hội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng các phương án cụ thể và triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, bảo đảm an toàn trước và trong thời gian diễn ra Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV.

Ngân hàng Nhà nước TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày đến hạn trả nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN là lịch trả nợ ban đầu khi cấp tín dụng hay tại thời điểm xem xét cơ cấu nợ?
Pháp luật
NHNN giải đáp, hướng dẫn về cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 02/2023/TT-NHNN?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh biên giới có quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đại lý đổi tiền của nước có chung biên giới không?
Pháp luật
Hội đồng giám định của Ngân hàng Nhà nước thực hiện giám định tư pháp trong trường hợp nào? Ai có trách nhiệm thành lập Hội đồng giám định?
Pháp luật
Tải mẫu Phiếu đăng ký dự tuyển công chức Ngân hàng Nhà nước mới nhất hiện nay ở đâu? Hướng dẫn cách ghi?
Pháp luật
Nội dung Ngân hàng nhà nước yêu cầu đối với tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài khi thực hiện can thiệp sớm là gì?
Pháp luật
Ngân hàng nhà nước Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương?
Pháp luật
Ngân hàng Nhà nước được yêu cầu tổ chức tín dụng triệu tập Đại hội đồng cổ đông bất thường không?
Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại ADB?
Pháp luật
Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng Châu Á (AIIB) là gì? Cơ quan nào đại diện cho nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại AIIB?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân hàng Nhà nước
698 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngân hàng Nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào