Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
- Đính chính văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong trường hợp nào?
Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định như sau:
Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc truyền thông được thực hiện từ thời điểm lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp về chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật đến khi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền thông qua hoặc ban hành.
2. Trừ văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước, nội dung truyền thông bao gồm:
a) Sự cần thiết ban hành chính sách, văn bản quy phạm pháp luật;
b) Nội dung cơ bản bao gồm: nội dung mới, sửa đổi, bổ sung của chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
c) Nội dung khác (nếu có).
3. Cơ quan lập đề xuất chính sách, cơ quan chủ trì soạn thảo xây dựng nội dung truyền thông theo quy định tại khoản 2 Điều này bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu để đăng tải trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan mình và tổ chức truyền thông bằng hình thức phù hợp.
Theo đó, truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước
Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào? (Hình từ Internet)
Thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định thủ tục hành chính quy định trong văn bản quy phạm pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ, hiệu quả của quy định về thủ tục hành chính;
- Minh bạch, đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hiện;
- Tiết kiệm thời gian và chi phí của cơ quan, tổ chức và cá nhân;
- Bảo đảm quyền bình đẳng của các đối tượng thực hiện thủ tục hành chính;
- Bảo đảm tính liên thông giữa các thủ tục hành chính liên quan, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch, hợp lý;
- Bảo đảm quy định đầy đủ, cụ thể các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính. Trường hợp không quy định đầy đủ, cụ thể các bộ phận cấu thành thì giao cơ quan có trách nhiệm quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan đó;
- Không yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp các thành phần hồ sơ đã có trong Cổng dịch vụ công quốc gia, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do cơ quan nhà nước quản lý được chia sẻ, khai thác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thủ tục hành chính chỉ được quy định để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương;
- Thực hiện các biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh.
Đính chính văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về đính chính văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện trong trường hợp như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật sau khi được ban hành nếu phát hiện có sai sót về:
+ Căn cứ ban hành,
+ Lỗi chính tả
+ Sai sót về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật
- Việc đính chính không làm thay đổi nội dung của quy định trong văn bản gốc và không áp dụng đối với những sai sót về thẩm quyền, nội dung của văn bản quy phạm pháp luật.
Lưu ý: Căn cứ khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2025/NĐ-CP quy định về thẩm quyền đính chính và hình thức văn bản đính chính như sau:
- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành, trừ trường hợp quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều 9 Nghị định 78/2025/NĐ-CP;
- Cơ quan trình ban hành nghị quyết hoặc quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội do mình trình sau khi được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ do mình chủ trì soạn thảo sau khi được Thủ tướng Chính phủ đồng ý;
- Thường trực Hội đồng nhân dân ban hành quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân cùng cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân ban hành quyết định hành chính để đính chính văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân cùng cấp.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Truyền thông chính sách, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật không được áp dụng đối với nội dung của văn bản quy phạm pháp luật nào?
- Đang mang thai có được tham gia thi tuyển viên chức hay không? Bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức đối với người tập sự ra sao?
- Hợp tác quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực điện lực có các nội dung gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện?
- Kiểm toán viên hành nghề không được ký báo cáo kiểm toán cho một đơn vị được kiểm toán quá 5 năm liên tục đúng không?
- Thời gian kết thúc chiêm bái xá lợi Đức Phật vào ngày mấy? Ngày mấy cung tiễn xá lợi Phật trở về Ấn Độ?