Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm các tài liệu gì?
Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm các tài liệu gì?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ thẩm định
1. Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bao gồm:
a) Dự thảo Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, quá trình soạn thảo, nội dung chủ yếu của văn bản, những vấn đề còn ý kiến khác nhau, tài liệu tham khảo; Tờ trình của cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo văn bản quy phạm pháp luật;
b) Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sau khi đã được cơ quan tham mưu trình chỉnh lý;
c) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự thảo văn bản;
d) Bản đánh giá thủ tục hành chính nếu dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và bản chụp văn bản tham gia ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
e) Báo cáo đánh giá tác động của chính sách đối với nghị định quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản;
g) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết; nghị định theo quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Ban hành văn bản;
h) Ý kiến của cơ quan tham mưu trình đối với dự thảo văn bản;
i) Bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành (trong đó phải nêu rõ căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung của từng nội dung);
k) Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản là các Cục) và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của tổ chức pháp chế;
l) Ý kiến của Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) đối với dự thảo văn bản;
m) Tài liệu tham khảo (nếu có).
Số lượng hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định dự thảo văn bản quy phạm pháp luật là 02 bộ.
Theo đó, hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phải gồm đầy đủ tài liệu như trên.
Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế thẩm định đối với dự thảo văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ gồm các tài liệu gì? (Hình từ internet)
Hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định đối với dự thảo thông tư gồm các thành phần nào?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định về hồ sơ gửi Vụ Pháp chế đề nghị thẩm định đối với dự thảo thông tư như sau:
- Tờ trình Bộ trưởng về dự thảo thông tư;
- Dự thảo thông tư sau khi đã được chỉnh lý;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của dự thảo; bản chụp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;
- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự thảo thông tư (nếu có); bản đánh giá thủ tục hành chính trong trường hợp được luật giao quy định thủ tục hành chính; báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Bảng so sánh dự thảo văn bản với văn bản hiện hành (trong đó phải nêu rõ căn cứ, lý do sửa đổi, bổ sung của từng nội dung);
- Ý kiến khác nhau giữa cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan tham mưu trình dự thảo văn bản hoặc các cơ quan liên quan (nếu có);
- Văn bản thẩm định của tổ chức pháp chế (trong trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản là các Cục) và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của tổ chức pháp chế;
- Báo cáo thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ đối với hồ sơ dự thảo thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và báo cáo tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Khoa học và Công nghệ;
- Ý kiến của Văn phòng Bộ (Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính) đối với dự thảo văn bản;
- Tài liệu tham khảo (nếu có).
Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định gồm tài liệu gì?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 26 Thông tư 26/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Hồ sơ thẩm định
...
3. Hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định:
a) Đối với hồ sơ thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 58 của Luật Ban hành văn bản;
b) Đối với hồ sơ thẩm định nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 92 và khoản 2 Điều 98 của Luật Ban hành văn bản.
Như vậy, hồ sơ gửi Bộ Tư pháp thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?