Đền Hùng có bao nhiều đền? Khu di tích Đền Hùng gồm có đền nào? Đền Hùng có bao nhiều đền chính?
Đền Hùng có bao nhiều đền? Khu di tích Đền Hùng gồm có đền nào? Đền Hùng có bao nhiều đền chính?
Tham khảo thông tin về "Đền Hùng có bao nhiều đền? Khu di tích Đền Hùng gồm có đền nào? Đền Hùng có bao nhiều đền chính?" dưới đây:
Đền Hùng được biết đến là nơi thờ tự các vua Hùng có công dựng nước, nơi lưu giữ nguồn gốc của dân tộc Việt Nam.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng thuộc thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Ngày xưa vùng đất này là khu vực trung tâm của nhà nước Văn Lang xưa.
Vùng đất này có nhiều sông ngòi, ao hồ, đồi núi lại có những cánh đồng trải dài màu mỡ phì nhiêu, là nơi thuận lợi cho cuộc sống định canh định cư của người dân, đồng thời là nơi phòng thủ tốt khi xảy ra những xung đột bộ lạc.
Trong khu vực đền Hùng có 4 ngôi đền, 1 ngôi chùa, 1 lăng và một số hạng mục kiến trúc khác, được xây dựng hài hoà với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nơi khí thiêng của non sông hội tụ. Cụ thể 4 ngôi đền như sau:
Đền Hạ được xây dựng vào thời Hậu Lê (thế kỷ XVII – XVIII). Kiến trúc của đền Hạ theo hình chữ nhị (=). Đền này bao gồm Tiền bái và Hậu cung. Nhìn tổng thể, đền Hạ mang phong cách kiến trúc khá đơn sơ với kèo cầu, quá giang đóng trụ và phần mái được lợp ngói.
Theo truyền thuyết, mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, nở ra 100 người con trai. Nguồn gốc về các dân tộc của Việt Nam bắt nguồn từ đây.
Khi các con khôn lớn, cha Lạc Long Quân mang theo 50 người con về vùng biển quai đê lấn biển, mở mang bờ cõi. Mẹ Âu Cơ mang theo 49 người con ngược lên vùng núi, trồng dâu, chăn tằm, dệt vải, xây dựng cuộc sống. Người con trưởng ở lại làm Vua, dựng nên Nhà nước Văn Lang, truyền được 18 đời đều gọi Hùng Vương.
Đền Trung (Hùng Vương Tổ miếu): nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây theo kiểu hình chữ nhất, có 3 gian, quay về hướng Nam, dài 7,2m, rộng 3,7m; mái hiên cao 1,8m. Bộ vì kiểu kèo cầu quá giang gối vào tường, phía trước mở 3 cửa.
Đền Thượng: các công trình của đền được xây dựng qua ba cấp khác nhau: phía trước là bức nghi môn lớn, nhà chuông trống, tiền tế, đại bái và hậu cung. Bên phía tay trái đền có một cột đá thề, hình vuông, cao 1,3m, rộng 0,3m. Năm 1968, Ty Văn hoá Vĩnh Phú tôn tạo di tích, làm bệ cho cột đá thề như hiện nay.
Đền Giếng: tên chữ là Ngọc Tỉnh, nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, được xây dựng vào thế kỷ XVIII, quay hướng Đông Nam, kiến trúc kiểu chữ Công, gồm nhà tiền bái (3 gian), hậu cung (3 gian), 1 chuôi vồ và 2 nhà oản (4 gian), có phương đình nối tiền bái với hậu cung.
Cổng đền Giếng được xây vào thời Nguyễn, theo kiểu kiến trúc 2 tầng, 8 mái. Ở giữa tầng dưới có một cửa xây kiểu vòm, hai bên có hai cột trụ, trên đắp nghê chầu. Trên cổng có bức đại tự đề: “Trung sơn tiểu thất” (ngôi nhà nhỏ trong núi).
*Trên đây là thông tin về "Đền Hùng có bao nhiều đền? Khu di tích Đền Hùng gồm có đền nào? Đền Hùng có bao nhiều đền chính?"
Đền Hùng có bao nhiều đền? Khu di tích Đền Hùng gồm có đền nào? Đền Hùng có bao nhiều đền chính? (Hình từ Internet)
Mùng 10 tháng 3 Giỗ tổ Hùng Vương vào thứ mấy? Giỗ tổ Hùng Vương được nghỉ mấy ngày?
Nghỉ lễ, tết được quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là ngày mùng 10 tháng 3 âm lịch, rơi vào Thứ 2, ngày 7/4/2025.
Theo đó, lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025 như sau:
- Đối với cán bộ công chức viên chức và người lao động khu vực nhà nước có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào thứ 7, chủ nhật thì người lao động được nghỉ 3 ngày từ thứ bảy ngày 5/4/2025 Dương lịch đến hết thứ hai ngày 7/4/2025 Dương lịch.
- Đối với người lao động có ngày nghỉ hằng tuần rơi vào chủ nhật thì người lao động được nghỉ 2 ngày từ chủ nhật ngày 6/4/2025 Dương lịch đến hết thứ hai ngày 7/4/2025 Dương lịch.
Lễ Giỗ tổ Hùng Vương người lao động có được thưởng không?
Thưởng được quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, việc thưởng hay không sẽ do người sử dụng lao động quyết định, nếu trong quy chế thưởng của có quyết định về việc thưởng cho nhân viên vào ngày lễ Giỗ tổ Hùng Vương thì người lao động vẫn sẽ được thưởng vào dịp lễ này.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bao giờ Giỗ tổ Hùng Vương? Kế hoạch Giỗ tổ Hùng Vương năm Ất Tỵ tại Phú Thọ? Chi tiết kế hoạch phần Lễ và phần Hội?
- 05 Mẫu thư tri ân gửi đến cựu chiến binh nhân ngày Giải phóng Miền Nam 30 4? Có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày 30 4?
- Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm? Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ? Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm cần lưu ý điều gì?
- Danh sách 34 tỉnh thành sau sáp nhập 2025 dự kiến gồm những tỉnh nào hiện nay sáp nhập, giữ nguyên?
- 5 Mẫu viết báo cáo kết quả của tổ em khi tham gia một dự án học tập? Yêu cầu cần đạt về viết báo cáo đối với học sinh lớp 5?