Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm? Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ? Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm cần lưu ý điều gì?
Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm? Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ?
Tham khảo Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm
Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Đương Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương. Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Con kính lạy các ngài Thần Linh, Thổ Địa cai quản trong xứ này. Con kính lạy chư Gia Tiên Cao Tằng Tổ Tiên nội ngoại họ… Tín chủ (chúng) con là:… Tuổi… Ngụ tại:… Hôm nay là ngày… tháng… năm… (Âm lịch). Chính ngày giỗ của:… Năm qua tháng lại, vừa ngày húy lâm. Ơn võng cực xem bằng trời biển, nghĩa sinh thành không lúc nào quên. Càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp bao nhiêu, càng cảm thâm tình, không bề bày tỏ tỏ. Nhân ngày chính giỗ, chúng con và toàn gia con cháu, nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng, đốt nén tâm hương bày tỏ tất thành. Thành khẩn kính mời:… Mất ngày tháng năm (Âm lịch):… Mộ phần táng tại:… Cúi xin linh thiêng giáng về linh sàng, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho con cháu bình an, gia cảnh hưng long thịnh vượng. Tín chủ con lại xin kính mời các cụ Tổ Tiên, nội ngoại, Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Cô Dì và toàn thể các Hương Linh Gia Tiên đồng lai hâm hưởng. Tín chủ lại mời vong linh các vị Tiền chủ, Hậu chủ trong đất này cùng tới hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) |
o0o
Tham khảo Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ
Văn khấn cúng cáo giỗ ngoài mộ Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Con lạy 9 phương Trời, 10 phương Chư Phật, Chư Phật mười phương Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư Vị Tôn thần Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần Quân Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……….. Ngày trước giỗ – Tiên Thường……….. Tín chủ con là:……….. Ngụ tại:……….. Nhân ngày mai là ngày giỗ của………… (họ tên người mất) Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, thành tâm dâng lễ, quả cau lá trầu, hương hoa, trà quả, đốt nén tâm hương, trước ngay án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Chúng con kính mời các vị Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh linh thiêng hiển hiện trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thưa các vị Thần linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về nơi đây cùng hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! Nam mô a di Đà Phật! |
Văn khấn Thổ Thần, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh trước ngày giỗ
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương. Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. Con kính lạy ngài Bản gia Táo Quân, ngài Bản gia Thổ Công, Long Mạch, Thần Tài. Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này. Hôm này là ngày ….. tháng ….. năm …………………(Âm lịch). Tín chủ (chúng) con là:…………………………………Tuổi………………. Ngụ tại:……………………… Nhân ngày mai là ngày Giỗ của………………………… Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ, sắm sửa hương hoa lễ vật kính dâng lên trước án tọa Tôn Thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình. Kính cáo Bản gia Thổ Công, Táo Quân, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành. Kính thỉnh các Tiên linh, Gia tiên chúng con và những vong hồn nội tộc được thờ phụng vị cùng về hâm hưởng. Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì. Phục duy cẩn cáo! |
Văn khấn ngày giỗ thường hàng năm? Văn khấn cúng cáo trước ngày giỗ? Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm cần lưu ý điều gì? (Hình từ Internet)
Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm cần lưu ý điều gì?
Hiện tại không có quy định nào cấm việc Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm.
Tuy nhiên, để biết việc Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm có bị phạt hay không thì có thể căn cứ vào Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 3, điểm a khoản 4 và điểm đ khoản 7 Điều này;
b) Buộc hoàn lại số tiền có được do thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 5 Điều này.
Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân nếu có cùng một hành vi vi phạm hành chính (Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Đối chiếu với quy định trên nếu cá nhân Thắp hương ngày giỗ thường hàng năm không đúng nơi quy định thì có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Thờ cúng ông bà tổ tiên là hoạt động tín ngưỡng?
Căn cứ tại Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 thì:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...
Như vậy, Thờ cúng ông bà tổ tiên là một trong những hoạt động tín ngưỡng theo quy định.
Trong đó, Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tính chất tam giác đều là gì? Tính chất đường cao trong tam giác đều là gì? Vẽ được tam giác đều là yêu cầu của học sinh lớp mấy?
- Trọn bộ đáp án Đại sứ Văn hóa đọc 2025 cho học sinh tiểu học, THCS, THPT và sinh viên tham khảo?
- Không cấp mới thẻ Bảo hiểm y tế giấy từ ngày 01/6/2025? Quy định cấp thẻ Bảo hiểm y tế mới nhất 2025?
- Thông tin sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh thành tỉnh Vĩnh Long tại Công văn 1745/UBND-NC?
- Nhà máy điện hạt nhân là gì? Nhà máy điện hạt nhân để làm gì? Nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam kiểm soát hạt nhân ra sao?