Đề xuất 02 phương án về tỷ lệ số phiếu đồng ý bãi nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân, các trường hợp phiếu bãi nhiệm không hợp lệ?
Đề xuất các trường hợp phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân không hợp lệ?
Căn cứ tại Điều 21 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất như sau:
Phiếu bãi nhiệm không hợp lệ
1. Những phiếu bãi nhiệm sau đây là phiếu không hợp lệ:
a) Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ công tác bãi nhiệm phát ra;
b) Phiếu không có dấu của Tổ công tác bãi nhiệm;
c) Phiếu tích vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý hoặc phiếu không tích vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý;
d) Phiếu gạch xóa hết họ và tên người đề nghị bãi nhiệm;
đ) Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
2. Trường hợp có phiếu bãi nhiệm được cho là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ công tác bãi nhiệm đưa ra để toàn Tổ xem xét, quyết định.
Như vậy đề xuất 05 trường hợp phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân không hợp lệ, cụ thể:
- Thứ nhất, phiếu không theo mẫu quy định do Tổ công tác bãi nhiệm phát ra.
- Thứ hai, phiếu không có dấu của Tổ công tác bãi nhiệm.
- Thứ ba, phiếu tích vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý hoặc phiếu không tích vào cả hai ô đồng ý và không đồng ý.
- Thứ tư, phiếu gạch xóa hết họ và tên người đề nghị bãi nhiệm.
- Thứ năm, phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.
Đề xuất 02 phương án về tỷ lệ số phiếu đồng ý bãi nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân, các trường hợp phiếu bãi nhiệm không hợp lệ? (Hình từ Internet)
Đề xuất 02 phương án về tỷ lệ số phiếu đồng ý bãi nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 24 Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đề xuất như sau:
Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm
1. Sau khi nhận, kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ công tác bãi nhiệm, Ban tổ chức bãi nhiệm tổng hợp, lập biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm ở đơn vị bãi nhiệm.
2. Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm gồm các nội dung sau:
a) Tổng số cử tri của đơn vị bãi nhiệm;
b) Số cử tri tham gia bỏ phiếu; tỷ lệ phần trăm;
c) Số phiếu phát ra;
d) Số phiếu thu vào; tỷ lệ phần trăm;
đ) Số phiếu hợp lệ; tỷ lệ phần trăm;
e) Số phiếu không hợp lệ; tỷ lệ phần trăm;
g) Số phiếu đồng ý bãi nhiệm; tỷ lệ phần trăm;
h) Số phiếu không đồng ý bãi nhiệm; tỷ lệ phần trăm;
i) Những khiếu nại, tố cáo do Tổ công tác bãi nhiệm giải quyết; những khiếu nại, tố cáo do Ban tổ chức bãi nhiệm giải quyết (nếu có).
3. Mẫu Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tại khu vực bỏ phiếu thực hiện theo phụ lục số 04 kèm theo Nghị quyết này.
4.
Phương án 1: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.
Phương án 2: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.
5. Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được lập thành 04 bản, có chữ ký của Trưởng ban, Thư ký Ban tổ chức bãi nhiệm và được gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân cấp trên, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.
Đối với việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì Biên bản xác định kết quả bỏ phiếu bãi nhiệm được gửi đến Ủy ban thường vụ Quốc hội chậm nhất là 03 ngày sau ngày bỏ phiếu bãi nhiệm.
Như vậy đề xuất 02 phương án về tỷ lệ số phiếu đồng ý bãi nhiệm Đại biểu Hội đồng nhân dân, cụ thể:
- Phương án 1: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có ít nhất hai phần ba tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.
- Phương án 2: Đại biểu Hội đồng nhân dân bị bãi nhiệm khi có quá nửa tổng số phiếu hợp lệ của cử tri ở đơn vị bãi nhiệm đồng ý bãi nhiệm.
Việc bỏ phiếu bầu cử Hội đồng nhân dân diễn ra vào thời gian nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 71 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định như sau:
Thời gian bỏ phiếu
1. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
2. Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
3. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
Như vậy theo quy định trên việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày.
Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
Tải Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về trình tự cử tri bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân: Tại đây.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?