Danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624? Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Trung dự kiến 2025?
Danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624? Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Trung dự kiến 2025?
Thông tin về danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624, danh sách sáp nhập các tỉnh miền Trung dự kiến 2025 dưới đây:
Theo đó, tại tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến 52 tỉnh thành sáp nhập (gồm 4 thành phố và 48 tỉnh trong đó có 15 tỉnh miền Trung) khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 gồm:
Tải về Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025
LƯU Ý: Danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến dưới đây dựa theo Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025.
Danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624
STT | Tỉnh/Thành phố |
1 | Tỉnh Quảng Bình |
2 | Tỉnh Quảng Trị |
3 | TP. Đà Nẵng |
4 | Tỉnh Quảng Nam |
5 | Tỉnh Quảng Ngãi |
6 | Tỉnh Bình Định |
7 | Tỉnh Phú Yên |
8 | Tỉnh Khánh Hoà |
9 | Tỉnh Ninh Thuận |
10 | Tỉnh Bình Thuận |
11 | Tỉnh Kon Tum |
12 | Tỉnh Gia Lai |
13 | Tỉnh Đắk Lắk |
14 | Tỉnh Đắk Nông |
15 | Tỉnh Lâm Đồng |
*Trên đây là thông tin về danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624, danh sách sáp nhập các tỉnh miền Trung dự kiến 2025!
Danh sách sáp nhập 15 tỉnh miền Trung dự kiến theo Tờ trình 624? Danh sách sáp nhập các tỉnh miền Trung dự kiến 2025? (Hình ảnh Internet)
Trình tự, thủ tục, hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC tại Tờ trình 624 ra sao?
Tại tiểu mục 2 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến về trình tự, thủ tục, hồ sơ Đề án sắp xếp ĐVHC như sau:
Thực hiện lộ trình sắp xếp ĐVHC cấp xã, cấp tỉnh theo yêu cầu Bộ Chính trị, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng đơn giản hoá hồ sơ Đề án (1) (mẫu Đề án và các phụ lục kèm theo) và rút ngắn các quy trình thủ tục (2) nhưng vẫn bảo đảm các bước cần thiết như thẩm định, thẩm tra và trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
(1) So với Nghị quyết 35/2023/UBTVQH16, dự thảo Nghị quyết đã giảm bớt một số thành phần hồ sơ như: video, biểu thống kê các chỉ tiêu về trình độ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu, các biểu, bảng số liệu, hồ sơ chứng minh tiêu chuẩn của ĐVHC, các văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận về yếu tố đặc thù của đơn vị hành chính; rút gọn bản đồ hiện trạng và và bản đồ phương án (chi yêu cầu 02 bản đồ cho tất cả ĐVHC thực hiện sắp xếp).
(2) So với Nghị quyết 35/2023/UBTVQH16, dự thảo Nghị quyết không quy định về việc xây dựng phương án tổng thể, lấy ý kiến các Bộ ngành trung ương, tổ chức khảo sát thực tiễn; lấy ý kiến HĐND cấp huyện, cấp xã. Trong quá trình thực hiện, Bộ Nội vụ sẽ tham mưu Chính phủ ban hành Kế hoạch để rút ngắn thời gian thẩm định, trình Chính phủ các đề án về sắp xếp ĐVHC.
Thực hiện Hiến pháp 2013 về việc lấy ý kiến Nhân dân khi thành lập, nhập, chia, điều chỉnh địa giới ĐVHC, dự thảo Nghị quyết quy định theo hướng giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến Nhân dân là cử tri đại diện hộ gia đình trên địa bàn, quyết định nội dung và hình thức lấy ý kiến để bảo đảm tính linh hoạt, chủ động, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Tiêu chí xác định 52 tỉnh thành thực hiện sáp nhập năm 2025 thế nào?
Tại khoản 2 Điều 1 dự thảo Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính có nêu tiêu chí xác định 52 tỉnh thành thực hiện sáp nhập năm 2025 như sau:
- Tiêu chí về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiểu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15
- Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.
- Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tỉnh có vị trí địa lý liền kề, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp.
- Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.
- Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu Thông báo về lịch trực nghỉ lễ 30 4 và 1 5 và việc treo cờ Tổ quốc của công ty? Đi làm vào ngày nghỉ 30 4 và 1 5 ban đêm được trả lương bao nhiêu?
- 06 trường hợp được đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ 2025 theo Thông tư 79/2024 thế nào?
- Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
- Tổ chức hành nghề đấu giá tài sản được thực hiện lựa chọn như thế nào? Kế hoạch tổ chức đấu giá bao gồm những nội dung gì?
- Theo Nghị định 45 Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh nào?