Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 19 tỉnh thành miền Nam Việt Nam hiện nay? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh?
Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 19 tỉnh thành miền Nam Việt Nam hiện nay?
Mới:Sáp nhập tỉnh: Danh sách 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc?
Nóng: Kết luận 137-KL/TW 2025 sáp nhập còn 34 tỉnh thành
>> Bảng lương mới cán bộ công chức viên chức sau sáp nhập tỉnh thành 2025 có chưa?
>> Điều kiện Tăng lương cán bộ công chức viên chức
Theo Số liệu được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê. Việt Nam hiện có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh, bao gồm 57 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc trung ương, trong đó có 19 tỉnh thành miền Nam Việt Nam bao gồm:
Tỉnh thành | Diện tích | Dân số | |
1 | Bình Phước | 6.873,6 | 1.045,5 |
2 | Tây Ninh | 4.041,7 | 1.194,9 |
3 | Bình Dương | 2.694,6 | 2.823,4 |
4 | Đồng Nai | 5.863,6 | 3.310,9 |
5 | Bà Rịa - Vũng Tàu | 1.982,6 | 1.187,5 |
6 | TP.Hồ Chí Minh | 2.095,4 | 9.456,7 |
7 | Long An | 4.494,8 | 1.743,4 |
8 | Tiền Giang | 2.556,4 | 1.790,7 |
9 | Bến Tre | 2.379,7 | 1.299,3 |
10 | Trà Vinh | 2.390,8 | 1.019,9 |
11 | Vĩnh Long | 1.525,7 | 1.029,6 |
12 | Đồng Tháp | 3.382,3 | 1.600,2 |
13 | An Giang | 3.536,8 | 1.906,3 |
14 | Kiên Giang | 6.352,0 | 1.755,3 |
15 | Cần Thơ | 1.440,4 | 1.258,9 |
16 | Hậu Giang | 1.622,2 | 728,3 |
17 | Sóc Trăng | 3.298,2 | 1.198,8 |
18 | Bạc Liêu | 2.667,9 | 925,2 |
19 | Cà Mau | 5.274,5 | 1.207,4 |
Xem chi tiết >>> Diện tích dân số 63 tỉnh thành Việt Nam mới nhất?
Số liệu được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê
>> TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu diện tích dân số là bao nhiêu?
>> Danh sách các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long
>> 28 tỉnh và 6 thành phố sau sáp nhập tỉnh thành 2025
>> Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 25 tỉnh thành ở miền Bắc Việt Nam?
>> Sáp nhập tỉnh xã: giảm bao nhiêu công chức, viên chức
>> Bảng lương cán bộ, công chức, viên chức 2025 tăng khi nào?
Sáp nhập tỉnh thành: Danh sách 19 tỉnh thành miền Nam Việt Nam hiện nay? Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh? (hình từ internet)
Điều kiện thực hiện sáp nhập tỉnh thành là gì?
Theo Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:
Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
...
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
3. Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
b) Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.
Như vậy, việc sáp nhập đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trình tự, thủ tục sáp nhập tỉnh thành được thực hiện thế nào?
Theo Điều 10 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định trình tự, thủ tục sáp nhập như sau:
- Chính phủ tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp tỉnh trình Quốc hội; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức xây dựng đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trình Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Hồ sơ đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính gồm có:
+ Tờ trình về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Đề án về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ Dự thảo nghị quyết của Quốc hội hoặc dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến Nhân dân ở những đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính bằng các hình thức phù hợp theo quy định của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, cơ quan xây dựng đề án có trách nhiệm hoàn thiện đề án và gửi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã ở các đơn vị hành chính có liên quan để xem xét, cho ý kiến về việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính.
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính phải được thẩm định trước khi trình Chính phủ và được thẩm tra trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
- Việc lập đề án, trình tự, thủ tục xem xét, thông qua đề án thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới và đổi tên đơn vị hành chính thực hiện theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 30 tháng 4 năm 1975 là ngày gì? Sự kiện lịch sử nào diễn ra vào thời điểm 11h30 ngày 30 tháng 4 năm 1975?
- Bài phát biểu Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam? Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam có phải ngày lễ lớn?
- Ca dao tục ngữ về ngày 30 4 hay nhất? Ngày 30 4 ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước có được nghỉ làm?
- Tiền lương tháng hiện hưởng để tính chế độ theo Nghị định 67 sửa đổi Nghị định 178 bao gồm những gì?
- Lễ Phục sinh có kiêng việc xác không? Tại sao Lễ Phục Sinh lại có thỏ và trứng? Lễ Phục sinh có phải ngày lễ lớn?