Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc?
Lực tiếp xúc là gì?
- Lực tiếp xúc được hiểu là lực chỉ xuất hiện khi hai vật có sự tiếp xúc trực tiếp với nhau. Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng lực.
Ví dụ cụ thể về lực tiếp xúc như sau:
- Dùng tay mở cửa: Tay ta tác dụng một lực đẩy vào cánh cửa, tay ta và cánh cửa tiếp xúc với nhau.
- Thủ môn bắt bóng: Khi thủ môn bắt được bóng, tay của anh ta và quả bóng có sự tiếp xúc trực tiếp. Lực do tay thủ môn tác dụng lên quả bóng khiến nó dừng lại hoặc đổi hướng.
- Đẩy thùng hàng: Khi ta đẩy một thùng hàng bằng tay, lực đẩy được sinh ra thông qua sự tiếp xúc giữa tay và thùng hàng. Sự tương tác này giúp thùng hàng chuyển động.
- ...
Lực không tiếp xúc là gì?
- Lực không tiếp xúc được hiểu là lực xuất hiện dù các vật không hề chạm nhau, nhưng vẫn tác dụng từ xa. Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.
Ví dụ cụ thể về lực không tiếp xúc như sau:
- Lực hút giữa Trái Đất và Mặt Trăng: Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng là một ví dụ tiêu biểu về lực không tiếp xúc.
- Lực hút giữa hai thanh nam châm: Hai thanh nam châm có thể hút nhau mà không cần tiếp xúc. Lực này hoạt động thông qua từ trường xung quanh chúng.
- Nam châm và miếng sắt: Khi một nam châm được đưa lại gần một miếng sắt, nam châm sẽ tác động lực hút lên miếng sắt mà không cần chạm vào nó. Lực này tồn tại do từ trường của nam châm.
- ...
Lưu ý: Thông tin về "Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Ví dụ về lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Lực tiếp xúc là gì? Lực không tiếp xúc là gì? Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy? (Hình từ Internet)
Nêu được lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc là yêu cầu đối với học sinh lớp mấy?
Căn cứ theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 6 như sau:
Lực
- Lấy được ví dụ để chứng tỏ lực là sự đẩy hoặc sự kéo.
- Biểu diễn được một lực bằng một mũi tên có điểm đặt tại vật chịu tác dụng lực, có độ lớn và theo hướng của sự kéo hoặc đẩy.
- Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm: thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động, biến dạng vật.
- Đo được lực bằng lực kế lò xo, đơn vị là niu tơn (Newton, kí hiệu N) (không yêu cầu giải thích nguyên lí đo).
- Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
- Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
- Nêu được: Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật; khái niệm về lực ma sát trượt; khái niệm về lực ma sát nghỉ.
- Sử dụng tranh, ảnh (hình vẽ, học liệu điện tử) để nêu được: Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng.
- Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát.
- Lấy được ví dụ về một số ảnh hưởng của lực ma sát trong an toàn giao thông đường bộ.
...
Như vậy, yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 6 khi học tại môn Khoa học tự nhiên như sau:
Nêu được: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc.
Nêu được: Lực không tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực không tiếp xúc.
Do đó, việc nêu được định nghĩa của lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc được xem là yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 6.
Môn khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển như thế nào?
Căn cứ theo Mục I Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên được ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM MÔN HỌC
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc, được dạy ở trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các phẩm chất, năng lực đã được hình thành và phát triển ở cấp tiểu học; hoàn thiện tri thức, kĩ năng nền tảng và phương pháp học tập để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên. Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung.
Đối tượng nghiên cứu của môn Khoa học tự nhiên gần gũi với đời sống hằng ngày của học sinh. Bản thân các khoa học tự nhiên là khoa học thực nghiệm. Vì vậy, thực hành, thí nghiệm trong phòng thực hành và phòng học bộ môn, ở thực địa và các cơ sở sản xuất có vai trò, ý nghĩa quan trọng và là hình thức dạy học đặc trưng của môn học này. Thông qua việc tổ chức các hoạt động thực hành, thí nghiệm, môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh khám phá thế giới tự nhiên, phát triển nhận thức, tư duy logic và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Khoa học tự nhiên luôn đổi mới để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hiện đại. Do vậy, giáo dục phổ thông phải liên tục cập nhật những thành tựu khoa học mới, phản ánh được những tiến bộ của các ngành khoa học, công nghệ và kĩ thuật. Đặc điểm này đòi hỏi chương trình môn Khoa học tự nhiên phải tinh giản các nội dung có tính mô tả để tổ chức cho học sinh tìm hiểu, nhận thức các kiến thức khoa học có tính nguyên lí, làm cơ sở cho quy trình ứng dụng khoa học vào thực tiễn.
...
Như vậy, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng và phát triển trên nền tảng các khoa học vật lí, hoá học, sinh học và khoa học Trái Đất.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của Khoa học tự nhiên là các sự vật, hiện tượng, quá trình, các thuộc tính cơ bản về sự tồn tại, vận động của thế giới tự nhiên.
Trong Chương trình môn Khoa học tự nhiên, nội dung giáo dục về những nguyên lí và khái niệm chung nhất của thế giới tự nhiên được tích hợp theo nguyên lí của tự nhiên, đồng thời bảo đảm logic bên trong của từng mạch nội dung.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13957:2024 về quy định chung tuy nen kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, thi công, nghiệm thu?
- Thứ 6 Tuần thánh có phải lễ buộc không? Thứ 6 Tuần thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam hay không?
- Lời chúc Lễ Phục sinh hay, ý nghĩa? Tổng hợp lời chúc Lễ Phục sinh cho tất cả mọi người? Lễ phục sinh có phải lễ lớn?
- Chất dung môi là gì? Chất dung môi có độc không? Phân biệt được chất dung môi và dung dịch là yêu cầu cần đạt trong môn khoa học tự nhiên lớp mấy?
- Thứ 6 Tuần Thánh có lễ không? Thứ 6 Tuần Thánh 2025 kiêng gì? Thứ 6 Tuần Thánh có ăn chay không? Thứ 6 Tuần Thánh là gì?