Lộ trình ban hành bảng lương khi sáp nhập tỉnh xã 2025, bố trí sắp xếp cán bộ công chức trong thời hạn nào theo Tờ trình 920?
Lộ trình ban hành bảng lương khi sáp nhập tỉnh xã 2025, bố trí sắp xếp cán bộ công chức trong thời hạn nào theo Tờ trình 920?
>> Phương án và kết quả các tỉnh sáp nhập với nhau 2025
>> Đề án sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc hội và UBTVQH
>> Chính thức bỏ cấp huyện từ 01/7/2025
>> Đề án sáp nhập 63 tỉnh thành theo Kết luận 137 và Nghị quyết 74
Theo Tờ trình 920/TTr-BNV năm 2025 Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) tải về nêu rõ:
V. BỐ CỤC VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN LUẬT
...
2. Nội dung cơ bản của dự thảo Luật Trên cơ sở kế thừa các quy định của Đảng và pháp luật hiện hành về cán bộ, công chức; tham khảo kinh nghiệm của các nước trên thế giới về quản lý cán bộ, công chức và yêu cầu thực tiễn xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới, dự thảo Luật sửa đổi những nội dung cơ bản như sau:
...
2.4. Các nội dung khác trong dự thảo Luật
...
(4) Điều khoản chuyển tiếp: Do việc chuyển đổi cơ chế quản lý cán bộ, công chức từ ngạch, bậc sang vị trí việc làm, không gắn với cơ cấu và ngạch công chức liên quan đến con người, cần có lộ trình phù hợp để chuyển đổi tư duy, nhận thức đến hành động trong bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, cũng như gắn với việc ban hành bảng lương mới theo vị trí việc làm. Vì vậy, đề nghị giao Chính phủ xây dựng lộ trình, ban hành quy định từng bước chuyển đổi quản lý theo vị trí việc làm trong thời hạn 05 năm tính từ ngày Luật này có hiệu lực. Trong thời hạn 05 năm, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng và trả lương cán bộ, công chức tiếp tục thực hiện theo quy định hiện hành của Chính phủ (khoản 2 Điều 53).
Theo đó, nếu những đề xuất trên được thông qua thì tại điều khoản chuyển tiếp Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) sẽ có quy định liên quan lộ trình phù hợp để chuyển đổi tư duy, nhận thức đến hành động trong bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, cũng như gắn với việc ban hành bảng lương mới theo vị trí việc làm.
Như vậy, nếu quy định trên được thông qua thì lộ trình ban hành bảng lương khi sáp nhập tỉnh xã 2025, bố trí sắp xếp cán bộ công chức giao Chính phủ xây dựng lộ trình, ban hành quy định từng bước chuyển đổi quản lý theo vị trí việc làm trong thời hạn 05 năm tính từ ngày Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) có hiệu lực.
>> Hơn 210000 cán bộ công chức cấp xã sau sáp nhập tỉnh xã 2025 được hưởng chế độ, chính sách nào
Thông tin về "Lộ trình ban hành bảng lương khi sáp nhập tỉnh xã 2025, bố trí sắp xếp cán bộ công chức trong thời hạn nào theo Tờ trình 920?" như trên.
Lộ trình ban hành bảng lương khi sáp nhập tỉnh xã 2025, bố trí sắp xếp cán bộ công chức trong thời hạn nào theo Tờ trình 920? (Hình từ Internet)
Quan điểm xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)?
Quan điểm xây dựng Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) theo tiểu mục 2 Mục II Tờ trình Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) (Tài liệu phục vụ thẩm định) như sau:
- Quán triệt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 26-NQ/TW năm 2018 của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII và Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2022; Kết luận 121-KL/TW năm 2025 của Hội nghị Trung ương khóa XIII và các Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức.
- Thể chế hoá đầy đủ các Nghị quyết, quy định, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ, bảo đảm đồng bộ, liên thông và đáp ứng yêu cầu cấp thiết trong tình hình mới; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền; rõ trách nhiệm; kiểm soát chặt chẽ quyền lực; siết chặt kỷ luật, kỷ cương; tạo môi trường, điều kiện thúc đẩy đổi mới sáng tạo; thu hút và trọng dụng người có tài năng làm việc trong các cơ quan của hệ thống chính trị; khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
- Kế thừa những quy định còn giá trị; sửa đổi những quy định không còn phù hợp; bổ sung cơ chế mới để hoàn thiện công tác quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngang tầm nhiệm vụ.
- Quán triệt chủ trương của Trung ương, Quốc hội về việc ‘‘Luật chỉ quy định những vấn đề có tính nguyên tắc, đúng thẩm quyền của Quốc hội’’ nhằm bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật.
Những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ hiện nay?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định những việc cán bộ, công chức không được làm liên quan đến đạo đức công vụ gồm:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là gì? Hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định ra sao?
- Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bằng những hình thức nào? Nguyên tắc sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt?
- Công nghiệp an ninh được hiểu như thế nào? Hệ thống cơ sở công nghiệp an ninh bao gồm những gì?
- Nội dung hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự được quy định những gì? 3 nguyên tắc hợp tác quốc tế về phòng thủ dân sự?
- Mẫu đoạn văn ngắn về lý do em thích nhân vật Thánh Gióng trong chương trình môn Ngữ văn? Chương trình giáo dục môn Ngữ Văn có mục tiêu chung ra sao?