Theo Nghị định 45 Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh nào?
Theo Nghị định 45 Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định về người đứng đầu sở như sau:
Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở và số lượng cấp phó của các tổ chức thuộc sở
1. Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu sở
a) Người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của sở theo Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Cấp phó của người đứng đầu sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là Phó Giám đốc sở) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc sở, giúp Giám đốc sở thực hiện một hoặc một số nhiệm vụ cụ thể do Giám đốc sở phân công và chịu trách nhiệm trước Giám đốc sở và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Giám đốc sở vắng mặt, một Phó Giám đốc sở được Giám đốc sở ủy quyền thay Giám đốc sở điều hành các hoạt động của sở. Phó Giám đốc sở không kiêm nhiệm người đứng đầu tổ chức, đơn vị thuộc và trực thuộc sở, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
...
Theo đó, Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm.
Ngoài ra, Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật Quy chế làm việc và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Theo Nghị định 45 Giám đốc sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do ai bổ nhiệm? Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh nào? (Hình từ Internet)
Giám đốc sở có được chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên Ủy ban nhân dân tỉnh không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định về chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở như sau:
Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở
1. Sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh làm việc theo chế độ thủ trưởng và theo Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc sở ban hành Quy chế làm việc của sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện.
3. Giám đốc sở chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền; không chuyển công việc thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình lên Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tham nhũng, gây thiệt hại trong tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý của mình.
...
Theo đó, giám đốc sở không được phép chuyển công việc thuộc nhiệm vụ của mình lên Ủy ban nhân dân tỉnh.
Ngoài ra, đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện để giải quyết thì Giám đốc sở phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 45/2025/NĐ-CP quy định về chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở như sau:
Chế độ làm việc của sở và trách nhiệm của Giám đốc sở
...
4. Giám đốc sở có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; bộ, cơ quan ngang bộ về tổ chức, hoạt động của cơ quan mình; báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu; cung cấp tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về những vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; phối hợp với các Giám đốc sở khác, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của sở.
5. Giám đốc sở bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo quản lý, cho từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ, chính sách đối với cấp Trưởng và cấp Phó các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ của địa phương.
Theo đó, Giám đốc sở được quyền bổ nhiệm đối với các chức danh cấp trưởng và cấp phó các cơ quan, đơn vị thuộc, trực thuộc theo quy định và phân cấp quản lý cán bộ của địa phương.


Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Có cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược tại trường Trung cấp?
- Có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi người đại diện thay đổi CCCD không?
- Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa là bao lâu? Hồ sơ đề nghị cấp gồm giấy tờ nào?
- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?