Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt với tội lừa dối khách hàng? Tăng mức phạt với tội lừa đối khách hàng thế nào?
Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt với tội lừa dối khách hàng?
Vừa qua, Bộ Tư pháp công bố hồ sơ thẩm định dự án Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Trong đó, gồm có dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi, Bản so sánh dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) và Bộ luật Hình sự hiện hành và Tờ trình 155/TTr-BCA năm 2025 Tờ trình dự án Bộ luật Hình sự sửa đổi.
>> Tải về toàn bộ hồ sơ dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Theo đó, tại Điều 198 dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) đề xuất sửa đổi quy định về tội lừa dối khách hàng so với Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Bộ luật Hình sự hiện hành | dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) |
Điều 198. Tội lừa dối khách hàng 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. | Điều 198. Tội lừa dối khách hàng 1. Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm; b) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Có tổ chức; b) Có tính chất chuyên nghiệp; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt; d) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Như vậy, theo dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã đề xuất tăng mức phạt tiền với tội lừa dối khách hàng.
Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt với tội lừa dối khách hàng? Tăng mức phạt với tội lừa đối khách hàng thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Bộ luật Hình sự?
Căn cứ tại Điều 1 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con người, quyền công dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội phạm và hình phạt.
Quy trình giải quyết vụ án hình sự được tiến hành theo các giai đoạn như thế nào?
Căn cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì quy trình giải quyết vụ án hình sự sẽ được tiến hành theo các giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khởi tố vụ án hình sự (Chương 9 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Khi có căn cứ khởi tố vụ án hình sự tại Điều 143 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì các cơ quan sau đây sẽ có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự:
- Cơ quan điều tra;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
- Viện kiểm sát nhân dân;
- Hội đồng xét xử.
Giai đoạn 2: Điều tra vụ án hình sự (quy định từ Chương 10 đến chương 17 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.)
Ngay sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự thì giai đoạn tiếp theo trong quy trình giải quyết vụ án hình sự là điều tra vụ án hình sự.
Trong giai đoạn này các cơ quan điều tra áp dụng mọi biện pháp do luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và người thực hiện hành vi phạm tội làm cơ sở cho việc xét xử của Tòa án.
Nhiệm vụ của giai đoạn điều tra là: xác định tội phạm và người thực hiện tội phạm; xác định thiệt hại do tội phạm gây ra; xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.
Giai đoạn 3: Truy tố vụ án hình sự ( Phần thứ ba Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)
Truy tố vụ án hình sự là giai đoạn thứ ba trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, sau khởi tố, điều tra vụ án. Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay chưa quy định cụ thể thế nào là truy tố vụ án hình sự.
Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn, có thể hiểu truy tố là việc đưa người phạm tội ra trước Tòa án để tiến hành xét xử. Thẩm quyền thực hiện quyền truy tố thuộc về Viện kiểm sát.
Giai đoạn 4: Xét xử vụ án hình sự (Phần 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Giai đoạn xét xử vụ án hình sự bao gồm:
(1) Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự;
(2) Xét xử phúc thẩm vụ án hình sự;
- Xét xử sơ thẩm: Trường hợp bản án sơ thẩm không bị khán cáo, kháng nghị trong thời hạn quy định thì sẽ có hiệu lực pháp luật và được thi hành án. Ngược lại, trường hợp bản án sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị phải tiến hành xét xử phúc thẩm.
Thẩm quyền xét xử sơ thẩm của Tòa án được quy định tại Điều 268 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015
Xét xử phúc thẩm: Được thực hiện khi bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị. Thẩm quyền xét xử phúc thẩm được giao cho cấp cao hơn xét xử lại bản án bị kháng cáo, kháng nghị của cấp dưới và được quy định cụ thể tại Điều 344 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Giai đoạn 5: Thi hành bản án (Phần 5 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015).
Sau khi đã có bản án Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm có thẩm quyền ra quyết định thi hành án hoặc ủy thác cho Chánh án Tòa án khác cùng cấp ra quyết định thi hành án.
Thời hạn ra quyết định thi hành án là 07 ngày kể từ ngày bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật hoặc kể từ ngày nhận được bản án, quyết định phúc thẩm, quyết định giám đốc thẩm, quyết định tái thẩm.
Giai đoạn 6: Xét lại bản án đã có hiệu lực quy định tại Phần 6 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Thủ tục xét lại bản án đã có hiệu lực bao gồm: Thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm.
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn nêu ý kiến phản đối việc vứt rác bừa bãi lớp 5? Viết đoạn văn ngắn về vứt rác bừa bãi?
- Giỗ Tổ Hùng Vương là giỗ ai? Nguồn gốc ý nghĩa của ngày Giỗ Tổ Hùng Vương? Lời chúc Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3?
- Lời chúc ngày Valentine Đen 14 4 hay dành cho mọi đối tượng? Ngày Valentine Đen 14 4 có phải ngày lễ lớn?
- Đề án sáp nhập tỉnh, xã 2025 trình Quốc hội và UBTVQH dự kiến hoàn thành khi nào? Hồ sơ đề án sáp nhập tỉnh, xã dự kiến có nội dung gì?
- Phân tích đặc điểm nhân vật cậu ấm trong Một cuộc đua của Quế Hương? Dàn ý phân tích nhân vật trong Một cuộc đua chi tiết?