Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm?
Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm?
Căn cứ theo Điều 198 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội lừa dối khách hàng như sau:
Theo đó, tội lừa dối khách hàng hiện nay được pháp luật quy định có nội dung, cụ thể bao gồm:
(1) Người nào trong việc mua, bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ mà cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng thủ đoạn gian dối khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
(2) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Có tính chất chuyên nghiệp;
- Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
- Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
(3) Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, trường hợp quy định tại mục (1) về tội lừa dối khách hàng thì người phạm tội có thể phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Bên cạnh đó, nếu trường hợp thuộc quy định tại mục (2) về tội lừa dối khách hàng thì người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Đối với trường hợp quy định tại mục (1) và mục (2) người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Người phạm tội lừa dối khách hàng vi phạm tội lần đầu có được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo điểm i khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
h) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
i) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
l) Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
m) Phạm tội do lạc hậu;
n) Người phạm tội là phụ nữ có thai;
o) Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
p) Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
q) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
r) Người phạm tội tự thú;
...
Như vậy, nếu trường hợp người phạm tội lừa dối khách hàng mà hành vi vi phạm được xem là phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng thì có thể sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo quy định.
Thời hiệu thi hành bản án được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Theo đó, thời hiệu thi hành bản án được pháp luật quy định có nội dung bao gồm:
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự 2015 quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với người bị kết án được quy định như sau:
+ 05 năm đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ 03 năm trở xuống;
+ 10 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 03 năm đến 15 năm;
+ 15 năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên 15 năm đến 30 năm;
+ 20 năm đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với pháp nhân thương mại là 05 năm.
- Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án, pháp nhân thương mại bị kết án lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
- Trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 60 Bộ luật Hình sự 2015, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe gắn máy được phân loại như thế nào? Xe gắn máy có vận tốc thiết kế bao nhiêu? Xe gắn máy được chở tối đa bao nhiêu người?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 5 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 5 4 2025?
- Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?
- Con số may mắn hôm nay 5 4 2025? 1 con số may mắn hôm nay 5 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?