Hồ sơ đề nghị bán tài sản là trụ sở làm việc của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung gì theo quy định?
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán theo phương thức nào?
Căn cứ Điều 33 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định phương thức bán tài sản như sau:
Phương thức bán tài sản
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán theo 03 phương thức: đấu giá, niêm yết giá và chỉ định.
1. Bán tài sản theo phương thức đấu giá đối với trụ sở làm việc, xe ô tô, tài sản cố định khác có nguyên giá theo sổ kế toán ≥250 triệu đồng/1 đơn vị tài sản.
2. Trường hợp tài sản có nguyên giá theo sổ kế toán dưới 250 triệu đồng/1 đơn vị tài sản (trừ trụ sở làm việc, xe ô tô) thì Thủ trưởng đơn vị quyết định tổ chức bán tài sản theo phương thức đấu giá, niêm yết giá hoặc chỉ định căn cứ vào giá trị đánh giá lại và quy định tại các Điều 24, 26, 27 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công.
Như vậy, theo quy định thì tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán theo 03 phương thức: đấu giá, niêm yết giá và chỉ định.
Tài sản của Ngân hàng Nhà nước được bán theo phương thức nào? (Hình từ Internet)
Phó Thống đốc phụ trách về tài chính kế toán của Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền quyết định bán những tài sản nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 32 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản như sau:
Phân cấp thẩm quyền quyết định bán tài sản
1. Phó Thống đốc phụ trách về tài chính - kế toán quyết định bán tài sản:
a) Là nhà cửa, vật kiến trúc (trừ trụ sở làm việc), ô tô;
b) Có nguyên giá ≥ 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Vụ trưởng Vụ Tài chính - Kế toán quyết định bán:
a) Tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của các đơn vị Ngân hàng Nhà nước (trừ Cục Quản trị) có nguyên giá từ 300 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) của Cục Quản trị có nguyên giá từ 500 triệu đồng/đơn vị tài sản đến dưới 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
3. Thủ trưởng đơn vị:
a) Quyết định bán tài sản (trừ nhà cửa, vật kiến trúc, ô tô) có nguyên giá dưới 300 triệu đồng/đơn vị tài sản. Riêng Cục trưởng Cục Quản trị phê duyệt bán tài sản có nguyên giá dưới 500 triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Thực hiện thủ tục bán các tài sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thanh lý theo hình thức bán.
Như vậy, theo quy định, Phó Thống đốc phụ trách về tài chính kế toán có quyền quyết định bán các loại tài sản sau đây:
(1) Nhà cửa, vật kiến trúc (trừ trụ sở làm việc), ô tô;
(2) Tài sản có nguyên giá ≥ 2.000 triệu đồng/đơn vị tài sản.
Hồ sơ đề nghị bán tài sản là trụ sở làm việc của Ngân hàng Nhà nước gồm những nội dung gì theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 34 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản của Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 2673/QĐ-NHNN năm 2019 quy định quy trình bán tài sản như sau:
Quy trình bán tài sản
1. Quy trình bán tài sản thực hiện theo hướng dẫn tại Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Thông tư số 144/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP và các văn bản hiện hành của Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
2. Hồ sơ đề nghị bán tài sản:
2.1. Hồ sơ đề nghị bán tài sản của NHNN (trừ trụ sở làm việc) gồm:
a) Văn bản đề nghị bán tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản, trong đó, nêu rõ hình thức bán, trách nhiệm tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản: 01 bản chính;
b) Tờ trình về việc bán tài sản của Vụ Tài chính - Kế toán (trường hợp việc quyết định bán tài sản thuộc thẩm quyền của Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán): 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính;
d) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.
2.2. Trường hợp bán trụ sở làm việc, hồ sơ đề nghị bán tài sản gồm:
a) Các tài liệu quy định tại Khoản 2.1 Điều này;
b) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Tài chính về đề xuất bán trụ sở làm việc: 01 bản chính;
c) Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất: 01 bản sao.
...
Như vậy, theo quy định thì hồ sơ đề nghị bán tài sản của Ngân hàng Nhà nước không phải là trụ sở làm việc gồm những nội dung sau đây:
(1) Văn bản đề nghị bán tài sản của đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản, trong đó, nêu rõ hình thức bán, trách nhiệm tổ chức bán tài sản, việc quản lý, sử dụng tiền thu được từ bán tài sản: 01 bản chính;
(2) Tờ trình về việc bán tài sản của Vụ Tài chính Kế toán đối với trường hợp việc quyết định bán tài sản thuộc thẩm quyền của Phó Thống đốc phụ trách tài chính - kế toán: 01 bản chính;
(3) Danh mục tài sản đề nghị bán (chủng loại, số lượng; tình trạng; nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ kế toán; mục đích sử dụng hiện tại; lý do bán): 01 bản chính;
(4) Các hồ sơ khác có liên quan đến đề nghị bán tài sản (nếu có): 01 bản sao.
(5) Văn bản của Ngân hàng Nhà nước gửi Bộ Tài chính về đề xuất bán trụ sở làm việc: 01 bản chính;
(6) Ý kiến của cơ quan chuyên môn về quy hoạch sử dụng đất: 01 bản sao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?