Hạn chế về độ tuổi tham gia Hội đồng nhân dân chuyên trách được quy định như thế nào? Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân?
Công dân từ đủ bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Hiến pháp 2013 như sau:
Điều 27.
Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
Và đồng thời căn cứ theo Điều 2 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 cũng quy định về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử như sau:
Tuổi bầu cử và tuổi ứng cử
Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì để ứng cử vào Hội đồng Nhân dân người ứng cử phải từ đủ hai mươi mốt tuổi trở lên.
Hạn chế về độ tuổi tham gia Hội đồng nhân dân chuyên trách được quy định như thế nào? Công dân bao nhiêu tuổi có quyền ứng cử vào Hội đồng nhân dân? (Hình từ Internet)
Hạn chế về độ tuổi tham gia Hội đồng nhân dân chuyên trách được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Hướng dẫn 36-HD/BTCTW năm 2021 đối với những người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách thì điều kiện về độ tuổi được quy định cụ thể như sau:
- Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ (05 năm), nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây;
- Nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây trước khi nghỉ hưu theo quy định Bộ luật Lao động.
Lưu ý:
+ Đối với những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân.
+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn được tính tuổi công tác như nam: người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định Bộ luật Lao động.
Tiêu chuẩn chung đối với đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách các cấp là gì?
Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Hướng dẫn 36-HD/BTCTW năm 2021 về tiêu chuẩn chung đối với đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách các cấp gồm:
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể:
- Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật;
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
- Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước:
- Phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm.
Lưu ý: Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử những người sau:
+ Có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực;
+ Có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ;
+ Đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm;
+ Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết;
+ Những người vi phạm Quy định 126-QĐ/TW năm 2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?
- Số lượng thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập có bắt buộc phải là số lẻ không?
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?