Công bố kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do cơ quan nào quyết định và theo hình thức gì?
Công bố kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn do cơ quan nào quyết định và theo hình thức gì?
Tại khoản 2 và khoản 3 Điều 163 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 37 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như sau:
Công bố kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản; rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
1. Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định công bố kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản.
2. Cơ quan, người quyết định rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn quyết định công bố kết quả rà soát.
3. Hình thức văn bản công bố kết quả Tổng rà soát hệ thống văn bản; rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn là văn bản hành chính.
Theo đó, cơ quan, người quyết định rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn quyết định công bố kết quả rà soát.
Hình thức văn bản công bố kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn là văn bản hành chính.
Công bố kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
(Hình từ Internet)
Kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được pháp luật quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 162 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 36 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn như sau:
Kết quả tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
...
2. Kết quả Tổng rà soát hệ thống văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của hoạt động Tổng rà soát văn bản, rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm: Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lặp theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định này.
Trường hợp Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành danh mục văn bản khác thì có thể được lập theo các mẫu quy định tại khoản này.
Theo đó, kết quả rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn phải được xây dựng thành báo cáo.
Căn cứ vào mục đích, yêu cầu của hoạt động rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn, cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc xây dựng các danh mục văn bản kèm theo báo cáo, bao gồm: Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ; Danh mục văn bản hết hiệu lực, ngưng hiệu lực một phần; Danh mục văn bản còn hiệu lực, gồm cả văn bản hết hiệu lực một phần; Danh mục văn bản cần đình chỉ thi hành, ngưng hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới.
Các danh mục văn bản được lặp theo Mẫu số 03, 04, 05, 06 Phụ lục IV kèm theo Nghị định 34/2016/NĐ-CP.
Trường hợp Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành danh mục văn bản khác thì có thể được lập theo các mẫu quy định tại khoản này.
Việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được quyết định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 160 Nghị định 34/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn
1. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, các cơ quan nhà nước khác quy định tại khoản 2a Điều 139 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.
2. Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo địa bàn nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản đã được ban hành có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại một địa bàn cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính.
Theo đó, việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực, địa bàn được quyết định như sau:
- Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, các cơ quan nhà nước khác quy định tại khoản 2a Điều 139 của Nghị định này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo chuyên đề, lĩnh vực nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản cùng điều chỉnh một hoặc nhiều nhóm quan hệ xã hội trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định việc rà soát văn bản theo địa bàn nhằm xem xét, đánh giá lại các văn bản đã được ban hành có phạm vi và đối tượng điều chỉnh tại một địa bàn cụ thể theo yêu cầu quản lý nhà nước hoặc khi có sự điều chỉnh địa giới hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?