Có thể lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em thông qua các hình thức nào?
- Có thể lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em thông qua các hình thức nào?
- Cơ quan, tổ chức lấy ý kiến phải cung cấp cho trẻ em những thông tin nào trong quá trình tổ chức thực hiện?
- Việc lấy ý kiến trẻ em được thực hiện như thế nào khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không trực tiếp tổ chức việc lấy ý kiến?
- Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác lấy ý kiến của trẻ em khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Có thể lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em thông qua các hình thức nào?
Theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH quy định về tổ chức lấy ý kiến của trẻ em như sau:
Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức sau:
a) Phiếu lấy ý kiến của trẻ em;
b) Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
c) Thông qua điện thoại;
d) Thông qua môi trường mạng;
đ) Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản trực tiếp tổ chức lấy ý kiến của trẻ em thông qua một hoặc các hình thức sau:
- Phiếu lấy ý kiến của trẻ em;
- Diễn đàn, hội nghị, hội thảo, tọa đàm;
- Thông qua điện thoại;
- Thông qua môi trường mạng;
- Các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật.
Lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về trẻ em (Hình từ Internet)
Cơ quan, tổ chức lấy ý kiến phải cung cấp cho trẻ em những thông tin nào trong quá trình tổ chức thực hiện?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH, cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em phải cung cấp cho trẻ em những thông tin sau:
Tổ chức lấy ý kiến của trẻ em
...
2. Cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em; người thực hiện lấy ý kiến của trẻ em cung cấp cho trẻ em những thông tin cơ bản sau:
a) Mục đích, yêu cầu việc lấy ý kiến của trẻ em;
b) Nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em;
c) Hướng dẫn, giải thích cho trẻ em những thông tin liên quan đến nội dung cần lấy ý kiến và những nội dung khác mà trẻ em quan tâm.
...
Như vậy, trong khi thực hiện lấy ý kiến của trẻ em, cơ quan, tổ chức lấy ý kiến phải giải thích rõ cho trẻ em hiểu về mục đích của việc lấy ý kiến, nội dung cần lấy ý kiến và giải thích cho trẻ em hiểu những nội dung còn thắc mắc.
Việc lấy ý kiến trẻ em được thực hiện như thế nào khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không trực tiếp tổ chức việc lấy ý kiến?
Theo khoản 2 Điều 49 Nghị định 56/2017/NĐ-CP, trường hợp cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản không trực tiếp tổ chức việc lấy ý kiến của trẻ em thì việc lấy ý kiến trẻ em được thực hiện như sau:
- Gửi văn bản đang soạn thảo kèm theo nội dung cần lấy ý kiến của trẻ em đến Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để tổ chức lấy ý kiến của trẻ em trước khi cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành;
- Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em thông qua Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam phải được cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản nghiên cứu, tiếp thu, giải trình, phản hồi cho Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em hoặc Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam để phản ánh lại với trẻ em.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác lấy ý kiến của trẻ em khi xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Theo Điều 8 Thông tư 36/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc tổ chức thực hiện công tác lấy ý kiến của trẻ em như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của trẻ em trong quá trình xây dựng văn bản theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 49, khoản 1 Điều 50 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP và thực hiện lấy ý kiến của trẻ em theo hướng dẫn tại Thông tư này.
2. Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam thực hiện lấy ý kiến của trẻ em theo hướng dẫn tại Thông tư này; tham gia giám sát việc lấy ý kiến của trẻ em, việc tiếp thu, thông tin, phản hồi ý kiến của trẻ em.
3. Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các văn bản về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.
Như vậy, những cơ quan có trách nhiệm thực hiện công tác lấy ý kiến của trẻ em bao gồm:
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong quá trình xây dựng chương trình, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội về trẻ em hoặc liên quan đến trẻ em (cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản).
- Tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em, Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân có trách nhiệm tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em được tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng các văn bản về trẻ em hoặc có liên quan đến trẻ em.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện theo Luật Đất đai mới nhất có dựa vào kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất thời kỳ trước?
- Bản đồ kế hoạch sử dụng đất là gì? Việc lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện bao gồm những gì?
- Năm cá nhân số 2 năm 2025 có ý nghĩa như thế nào? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, cấp tỉnh theo Luật Đất đai mới nhất là gì?
- Mẫu hợp đồng lao động với người cao tuổi? Người lao động cao tuổi được áp dụng chế độ làm việc như thế nào?