Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính Phủ? Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo nghị quyết bao gồm những giấy tờ gì?
Cơ quan nào có trách nhiệm thẩm định dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính Phủ?
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:
Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
1. Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
...
Theo đó, Bộ Tư pháp có trách nhiệm thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Chính phủ.
Đối với dự án, dự thảo có nội dung phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực hoặc do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp thành lập hội đồng thẩm định, bao gồm đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học.
Thẩm định dự thảo nghị quyết (Hình từ Internet)
Hồ sơ gửi thẩm định dự thảo nghị quyết bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 10 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 như sau:
Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
...
Hồ sơ gửi thẩm định bao gồm:
a) Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
b) Dự thảo văn bản;
b1) Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo
c) Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
d) Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
đ) Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;
đ1) Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;
e) Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
...
Như vậy, hồ sơ gửi thẩm định dự thảo nghị quyết bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Tờ trình Chính phủ về dự án, dự thảo;
- Dự thảo văn bản;
- Báo cáo về rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến dự án, dự thảo
- Bản đánh giá thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản, nếu trong dự án, dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
- Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo, nếu trong dự án, dự thảo có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
- Bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý; bản chụp ý kiến góp ý của các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Nghị quyết của Chính phủ về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết;
- Tài liệu khác (nếu có).
Tài liệu quy định tại điểm a và điểm b khoản này được gửi bằng bản giấy, các tài liệu còn lại được gửi bằng bản điện tử.
Nội dung thẩm định dự thảo nghị quyết tập trung vào các vấn đề nào?
Theo khoản 3 Điều 58 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi điểm c khoản 10 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định như sau:
Thẩm định dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình
...
3. Nội dung thẩm định tập trung vào các vấn đề sau đây:
a) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với mục đích, yêu cầu, phạm vi điều chỉnh, chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh đã được thông qua;
b) Sự phù hợp của nội dung dự thảo văn bản với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của dự thảo văn bản với hệ thống pháp luật; tính tương thích của dự thảo văn bản với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Sự cần thiết, tính hợp lý và chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định thủ tục hành chính;
d) Điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực, tài chính để bảo đảm thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
đ) Việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự thảo văn bản, nếu trong dự thảo văn bản có quy định liên quan đến vấn đề bình đẳng giới;
e) Ngôn ngữ, kỹ thuật và trình tự, thủ tục soạn thảo văn bản.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan thẩm định yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo về những vấn đề liên quan đến nội dung dự án, dự thảo.
...
Theo đó, nội dung thẩm định dự thảo nghị quyết tập trung vào các vấn đề nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?