Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được bổ sung, điều chỉnh trong trường hợp nào?
- Bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp nào?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước điều chỉnh trong trường hợp nào?
- Vụ Pháp chế có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước?
Bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Bổ sung, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Trường hợp cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật không có trong chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm của Kiểm toán nhà nước, thì đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước gửi đề xuất xây dựng văn bản về Vụ Pháp chế để trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định. Văn bản đề xuất bổ sung vào chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quy chế này.
...
Theo quy định trên, bổ sung chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trong trường hợp cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật không có trong chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm của Kiểm toán nhà nước, thì đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước gửi đề xuất xây dựng văn bản về Vụ Pháp chế để trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
Văn bản đề xuất bổ sung vào chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải đảm bảo nội dung theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 của Quy chế Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017, cụ thể:
Trách nhiệm xây dựng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
..
2. Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước
...
b) Đề xuất xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải nêu rõ tên văn bản; sự cần thiết ban hành văn bản; đối tượng áp dụng, phạm vi điều chỉnh của văn bản; tiến độ xây dựng văn bản (gồm: Thời gian hoàn thành dự thảo lần 1; thời gian dự kiến đăng website và thời gian trình ban hành); dự toán kinh phí xây dựng văn bản.
Bổ sung, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước điều chỉnh trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Bổ sung, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật: Đối với những dự thảo văn bản xét thấy không đảm bảo tiến độ, chất lượng soạn thảo cần phải điều chỉnh chương trình, đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi đề nghị về Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định điều chỉnh chương trình.
Như vậy, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đối với những dự thảo văn bản xét thấy không đảm bảo tiến độ, chất lượng soạn thảo cần phải điều chỉnh chương trình, đơn vị chủ trì có trách nhiệm gửi đề nghị về Vụ Pháp chế để tổng hợp trình Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định điều chỉnh chương trình.
Vụ Pháp chế có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước?
Tại khoản 2 Điều 9 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước trong việc thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
a) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
b) Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình;
c) Định kỳ hàng qúy, sáu tháng, hằng năm hoặc đột xuất đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo đó, trong việc thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước, Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
- Theo dõi, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng chương trình ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
- Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện Chương trình;
- Định kỳ hàng qúy, sáu tháng, hằng năm hoặc đột xuất đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Lưu ý: Không áp dụng Quy chế này đối với những văn bản cá biệt do Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?