Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung nào?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được lập dựa trên những căn cứ nào?
- Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung nào?
- Vụ Pháp chế của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được lập dựa trên những căn cứ nào?
Căn cứ Điều 5 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định về căn cứ lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Căn cứ lập chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
2. Nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước;
3. Kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật của Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Như vậy, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được lập dựa trên những căn cứ sau đây:
(1) Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của: Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
(2) Nhiệm vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước;
(3) Kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật của Kiểm toán nhà nước và các tổ chức, cá nhân liên quan.
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được lập dựa trên những căn cứ nào? (Hình từ Internet)
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được lập thành chương trình hằng năm và chi tiết theo từng quý.
2. Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm các nội dung sau đây:
a) Danh mục các văn bản được xây dựng, ban hành;
b) Sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản;
c) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp soạn thảo đối với mỗi văn bản;
d) Thời gian trình ban hành đối với từng văn bản.
Như vậy, theo quy định, chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Danh mục các văn bản được xây dựng, ban hành;
(2) Sự cần thiết ban hành, phạm vi điều chỉnh của mỗi văn bản;
(3) Đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp soạn thảo đối với mỗi văn bản;
(4) Thời gian trình ban hành đối với từng văn bản.
Vụ Pháp chế của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm gì trong việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 quy định trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật như sau:
Trách nhiệm thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản:
a) Bảo đảm tiến độ soạn thảo, quy trình, chất lượng dự thảo văn bản;
b) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, năm hoặc đột xuất về tình hình và tiến độ thực hiện chương trình gửi Vụ Pháp chế để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Kiểm toán nhà nước. Đối với văn bản chậm tiến độ, đơn vị phải nêu rõ nguyên nhân chậm tiến độ và đề xuất biện pháp khắc phục. Thời hạn gửi báo cáo tháng, quý vào ngày 20 hằng tháng và ngày 20 của tháng cuối quý; báo cáo 06 tháng vào ngày 20 tháng 6; báo cáo năm vào ngày 20 tháng 12 hằng năm;
c) Phối hợp với Vụ Pháp chế cử công chức làm đầu mối để thông tin kịp thời về tình hình và tiến độ soạn thảo văn bản; những khó khăn, vướng mắc, đề xuất phương án xử lý để Vụ Pháp chế tổng hợp, báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
2. Trách nhiệm của Vụ Pháp chế:
a) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng tiến độ, chất lượng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
b) Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình;
c) Định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, trong việc thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thì Vụ Pháp chế của Kiểm toán nhà nước có các trách nhiệm sau đây:
(1) Theo dõi, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện đúng tiến độ, chất lượng chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
(2) Báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình;
(3) Định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, hằng năm hoặc đột xuất đánh giá và tổng hợp kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật báo cáo Tổng Kiểm toán nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý nghĩa của bánh chưng? Nguồn gốc của bánh chưng? Tết Âm lịch 2025 người lao động, CBCCVC được nghỉ mấy ngày?
- Ngày 27 tháng 1 là ngày gì? Ngày 27 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 27 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Mẫu Trích Nghị quyết xét đề nghị tặng Huy hiệu Đảng mới nhất? Tải mẫu? Nội dung chương trình lễ trao tặng Huy hiệu Đảng gồm những gì?
- Mẫu nghị quyết chi bộ đề nghị tặng Huy hiệu Đảng? Tải về Nghị quyết đề nghị tặng Huy hiệu Đảng?
- Gợi ý quà Tết Ất Tỵ cho đối tác, khách hàng ý nghĩa, thiết thực nhất? Sự thỏa mãn của khách hàng được xác định thế nào?