Bộ Xây dựng có được ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn khi cần ngưng hiệu lực một phần của văn bản QPPL không?
- Bộ Xây dựng có được ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn khi cần ngưng hiệu lực một phần của văn bản QPPL không?
- Đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để ban hành văn bản QPPL của Bộ Xây dựng trong trường hợp khẩn cấp trong phòng chống cháy nổ như thế nào?
- Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn như thế nào?
Bộ Xây dựng có được ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn khi cần ngưng hiệu lực một phần của văn bản QPPL không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 37 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
1. Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp; trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ; trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.
2. Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
3. Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành; trường hợp cần ban hành ngay văn bản quy phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
5. Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của văn bản quy phạm pháp luật trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn.
Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của Bộ Xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn được quy định cụ thể trên.
Như vậy, trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của văn bản QPPL để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước thì Bộ Xây dựng được ban hành văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn.
Văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Xây dựng được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn (Hình từ Internet)
Đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn để ban hành văn bản QPPL của Bộ Xây dựng trong trường hợp khẩn cấp trong phòng chống cháy nổ như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Đề nghị áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách ký văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng ban hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 37 của Quy chế này.
Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định tại khoản này phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Đơn vị chủ trì báo cáo Bộ trưởng quyết định việc áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành trong trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 37 của Quy chế này.
Theo đó, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản, trình Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng phụ trách ký văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng ban hành nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong trường hợp khẩn cấp trong phòng chống cháy nổ.
Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng Bộ Xây dựng phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng theo trình tự, thủ tục rút gọn như thế nào?
Tại Điều 39 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
Việc xây dựng văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện theo quy định tại Điều 148 của Luật Ban hành văn bản QPPL.
Như vậy, việc xây dựng văn bản QPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện theo quy định tại Điều 148 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, được sửa đổi bởi khoản 46 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020, cụ thể:
Trình tự, thủ tục xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
Việc xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo trình tự, thủ tục rút gọn được thực hiện như sau:
1. Cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức việc soạn thảo;
2. Cơ quan chủ trì soạn thảo có thể tổ chức lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản. Trong trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản thì thời hạn lấy ý kiến không quá 20 ngày;
3. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án, dự thảo, cơ quan thẩm định có trách nhiệm thẩm định, cơ quan chủ trì thẩm tra có trách nhiệm thẩm tra dự thảo văn bản.
Hồ sơ gửi thẩm định gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến.
Hồ sơ gửi thẩm tra gồm tờ trình, dự thảo văn bản, bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp lấy ý kiến, báo cáo thẩm định và báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?
- Thành viên tạo lập thị trường là gì? Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện các giao dịch nào?
- Người đại diện của người bệnh thành niên có phải là thân nhân của người bệnh không? Có được lựa chọn người đại diện cho mình không?
- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ hoạt động trong những lĩnh vực nào thì được giảm thuế TNDN?
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?