Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thành lập gồm những ai và có nhiệm vụ quyền hạn gì trong việc thẩm định hồ sơ?
- Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thành lập gồm những ai và có nhiệm vụ quyền hạn gì trong việc thẩm định hồ sơ?
- Người được cử tham gia Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Ban Thẩm định hồ sơ tổ chức thẩm định và chấm điểm hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như thế nào?
Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức được thành lập gồm những ai và có nhiệm vụ quyền hạn gì trong việc thẩm định hồ sơ?
Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định về Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp như sau:
Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
1. Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây viết tắt là Ban Thẩm định hồ sơ) do Chủ tịch Hội đồng thành lập, gồm: Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban Thẩm định hồ sơ:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Hội đồng tổ chức việc thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
b) Phân công nhiệm vụ thành viên Ban Thẩm định hồ sơ, bảo đảm nguyên tắc mỗi hồ sơ của ứng viên dự xét thăng hạng phải có ít nhất từ 02 thành viên trở lên thực hiện việc thẩm định, chấm điểm hồ sơ.
c) Tổ chức việc tổng hợp kết quả thẩm định, chấm điểm hồ sơ; lập biên bản bàn giao cho Thư ký Hội đồng.
d) Giữ bí mật kết quả thẩm định, chấm điểm hồ sơ của các ứng viên dự xét thăng hạng.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của thành viên Ban Thẩm định hồ sơ:
a) Thực hiện nhiệm vụ thẩm định, chấm điểm hồ sơ của các ứng viên dự xét thăng hạng theo phân công của Trưởng ban và đúng quy định của pháp luật;
b) Báo cáo dấu hiệu vi phạm trong quá trình tổ chức thẩm định, chấm điểm hồ sơ với Trưởng ban và kiến nghị hình thức xử lý;
c) Giữ bí mật kết quả thẩm định, chấm điểm hồ sơ của các ứng viên.
d) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Trưởng ban thẩm định hồ sơ về nhiệm vụ được phân công.
....
Theo đó, Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây viết tắt là Ban Thẩm định hồ sơ) do Chủ tịch Hội đồng thành lập.
Ban Thẩm định hồ sơ gồm: Trưởng ban và các thành viên, trong đó có một thành viên kiêm Thư ký.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban, thành viên Ban Thẩm định hồ sơ được quy định cụ thể trên.
Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức (Hình từ Internet)
Người được cử tham gia Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 34 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định như sau:
Ban Thẩm định hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp
....
4. Tiêu chuẩn của người tham gia Ban Thẩm định hồ sơ:
a) Người được cử tham gia Ban Thẩm định hồ sơ là công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc của cơ quan, đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng quyết định; có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng;
b) Không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị em ruột của viên chức dự xét thăng hạng hoặc của bên vợ (chồng) của viên chức dự xét thăng hạng; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của viên chức dự xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Ban Thẩm định hồ sơ.
Theo đó, người được cử tham gia Ban Thẩm định hồ sơ là công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tổ chức thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức hoặc của cơ quan, đơn vị khác do Chủ tịch Hội đồng xét thăng hạng quyết định.
Người được cử tham gia Ban Thẩm định phải có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với chức danh nghề nghiệp viên chức dự xét thăng hạng.
Đặc biệt, không bố trí những người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị em ruột của viên chức dự xét thăng hạng hoặc của bên vợ (chồng) của viên chức dự xét thăng hạng, vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của viên chức dự xét thăng hạng hoặc những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Ban Thẩm định hồ sơ.
Ban Thẩm định hồ sơ tổ chức thẩm định và chấm điểm hồ sơ xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 35 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định về tổ chức thẩm định, chấm điểm hồ sơ.
Theo đó, thành viên Ban thẩm định hồ sơ được phân công cùng tiến hành thẩm định, chấm điểm chung đối với từng hồ sơ và ghi điểm (điểm thành phần và tổng điểm) vào phiếu chấm điểm của mỗi hồ sơ đó, trong đó có điểm cộng thêm (nếu có) và cùng ký, ghi rõ họ tên vào phiếu chấm điểm.
- Việc thẩm định, chấm điểm hồ sơ thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn của Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quy định về nội dung, hình thức xét thăng hạng.
- Khi thẩm định, chấm điểm hồ sơ, nếu các thành viên không thống nhất thì chuyển kết quả lên Trưởng ban kiểm tra, sát hạch để xem xét, quyết định.
- Kết quả thẩm định, chấm điểm hồ sơ của từng ứng viên phải được tổng hợp vào bảng tổng hợp kết quả chung có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định, chấm điểm hồ sơ và Trưởng ban Thẩm định hồ sơ.
- Trưởng ban Thẩm định hồ sơ tổng hợp, niêm phong và bàn giao cho Thư ký Hội đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gợi ý kết quả khắc phục những hạn chế khuyết điểm của chi bộ tại báo cáo kiểm điểm chi bộ mới nhất?
- Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2021 2030 nêu phương hướng nhiệm vụ giải pháp: Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, phòng thủ quân khu thành khu vực gì?
- Báo cáo thành tích cá nhân Bí thư chi bộ cuối năm 2024? Tải báo cáo thành tích của Bí thư chi bộ thôn cuối năm?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất phi nông nghiệp không phải đất ở có thể được bồi thường bằng đất ở hoặc nhà ở không?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân mới nhất? Hướng dẫn viết bản kiểm điểm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân?