Yêu cầu về trình độ đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh? Số lượng Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh do ai quyết định?
Yêu cầu về trình độ đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 như sau:
Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ban chấp hành, Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương
1. Ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh, ngành trung ương và tương đương
Đáp ứng các tiêu chuẩn chung tại Điều 3 Quy định này, đồng thời đáp ứng tiêu chuẩn sau:
a) Về trình độ
- Nhân sự là cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên hoặc nhân sự tại các cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
- Nhân sự là cán bộ công đoàn cơ sở phải có trình độ chuyên môn đại học trở lên.
- Nhân sự là công nhân, người lao động trực tiếp phải có trình độ trung cấp trở lên hoặc tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên theo đặc thù nghề thợ.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp ban hành kèm theo Quyết định 2860/QĐ-TLĐ năm 2025 có quy định như sau:
Tiêu chuẩn chung
...
4. Về trình độ: Có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh phải có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao và theo quy định của Đảng, Nhà nước; trình độ tin học, ngoại ngữ cần thiết và phù hợp. Cụ thể:
- Đối với nhân sự là cán bộ chuyên trách công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên hoặc nhân sự tại các cơ quan chuyên trách của Đảng, đoàn thể, cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước: Trình độ chuyên môn từ đại học trở lên và trình độ lý luận chính trị trung cấp trở lên.
- Đối với nhân sự là cán bộ công đoàn cơ sở: Trình độ chuyên môn đại học trở lên.
- Đối với nhân sự là công nhân, người lao động trực tiếp: Trình độ trung cấp trở lên hoặc tay nghề bậc 3/7 hoặc tương đương trở lên theo đặc thù nghề thợ.
Yêu cầu về trình độ đối với Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh? Số lượng Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh do ai quyết định? (Hình từ Internet)
Số lượng Ủy viên ban chấp hành công đoàn tỉnh do ai quyết định?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
...
2. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
3. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt số lượng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành so với số lượng đã được đại hội biểu quyết thông qua hoặc vượt quá số lượng theo quy định của Tổng Liên đoàn, phải làm văn bản xin ý kiến và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp trước khi tiến hành, nhưng không vượt quá 10%; trường hợp tăng số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định, nhưng không vượt quá 5%.
...
Như vậy, số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp tỉnh do đại hội công đoàn cấp tỉnh quyết định và không vượt số lượng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Trường hợp cần tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành so với số lượng đã được đại hội biểu quyết thông qua hoặc vượt quá số lượng theo quy định của Tổng Liên đoàn thì phải làm văn bản xin ý kiến và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp trước khi tiến hành, nhưng không vượt quá 10%;
Trường hợp tăng số lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định, nhưng không vượt quá 5%.
Ban chấp hành công đoàn lâm thời có thời gian hoạt động là bao lâu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 11 Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 có quy định như sau:
Ban chấp hành công đoàn các cấp
1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.
a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.
b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ban chấp hành công đoàn lâm thời có thời gian hoạt động tối đa là 12 tháng.
Trường hợp có đề nghị của công đoàn cấp dưới thì công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hợp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 9 tháng 4 là ngày gì? Ngày 9 4 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 9 tháng 4 có sự kiện gì ở Việt Nam?
- Dân tộc thiểu số có được giảm 70% học phí khi đang theo học tại trường đại học tư thục hay không?
- Mẫu giáo án trò chuyện về ngày 30 4 và 1 5 ý nghĩa? Giáo án tìm hiểu ngày 30 4 và 1 5? Giáo án tìm hiểu về Ngày Giải phóng miền Nam?
- Viết bài văn miêu tả một con vật mà em từng nuôi hoặc từng nhìn thấy và có ấn tượng đặc biệt lớp 4?
- 5+ Mẫu đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam? Danh nhân là gì? Danh nhân của Việt Nam gồm những ai?