Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác là cơ quan nào theo Thông tư 38?
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác là cơ quan nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác như sau:
Đặt biển báo tốc độ khai thác
1. Việc đặt biển báo tốc độ khai thác thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ và phải căn cứ vào điều kiện thực tế của đoạn tuyến, tuyến đường về: kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, lưu lượng, loại phương tiện và thời gian trong ngày.
2. Cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều này quyết định đặt biển báo hiệu các trường hợp dưới đây:
a) Đối với đường đôi, đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng cho từng chiều đường;
b) Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
c) Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
d) Đặt biển báo tốc độ khai thác trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
3. Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường Cao tốc Việt Nam đối với đường cao tốc được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý:
b) Cục Đường bộ Việt Nam đối với đường cao tốc do doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, vận hành, khai thác; hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
c) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thuộc phạm vi quản lý.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác gồm:
- Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường Cao tốc Việt Nam đối với đường cao tốc được Bộ Giao thông vận tải giao quản lý:
- Cục Đường bộ Việt Nam đối với đường cao tốc do doanh nghiệp được Nhà nước giao quản lý, vận hành, khai thác; hệ thống quốc lộ và đường khác thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đối với đường cao tốc, quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường thôn, đường đô thị và đường chuyên dùng có hoạt động giao thông công cộng thuộc phạm vi quản lý.
Lưu ý: Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác trong các trường hợp dưới đây:
- Đối với đường đôi, đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng cho từng chiều đường;
- Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa cho một khoảng thời gian trong ngày (biển phụ, biển điện tử);
- Đặt biển báo tốc độ khai thác tối đa riêng đối với các loại phương tiện có nguy cơ mất an toàn giao thông cao;
- Đặt biển báo tốc độ khai thác trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT.
Cơ quan có thẩm quyền quyết định đặt biển báo tốc độ khai thác là cơ quan nào theo Thông tư 38? (Hình từ Internet)
Tốc độ khai thác tối đa cho phép đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 8 Thông tư 38/2024/TT-BGTVT quy định về tốc độ khai thác tối đa cho phép đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ như sau:
Tốc độ khai thác tối đa cho phép đối với xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc)
1. Xe chở người bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 30 km/h.
2. Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 50 km/h.
Như vậy, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ khi tham gia giao thông trong phạm vi và thời gian cho phép hoạt động, tốc độ khai thác tối đa là 50 km/h.
Thứ tự ưu tiên của báo hiệu đường bộ khi tham gia giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về thứ tự ưu tiên của báo hiệu đường bộ theo thứ tự từ trên xuống như sau:
Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
...
Như vậy, người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
- Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
- Tín hiệu đèn giao thông;
- Biển báo hiệu đường bộ;
- Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
- Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H;
- Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- 5+ Mẫu đọc sách báo viết về một danh nhân của Việt Nam? Danh nhân là gì? Danh nhân của Việt Nam gồm những ai?
- Tuổi bổ nhiệm lần đầu chức danh thư ký Tổng Bí thư phải có mấy năm công tác? Quy trình bổ nhiệm thư ký thế nào?
- Văn khấn khai trương? Văn khấn khai trương cửa hàng? Bài cúng khai trương đơn giản? Nguyên tắc khuyến mại ngày khai trương cửa hàng?
- Sao Thổ tú là sao gì? Sao Thổ tú tốt không? Sao Thổ Tú kỵ tháng mấy? Tổ chức hoạt động mê tín dị đoan khi cúng giải Sao Thổ tú bị phạt bao nhiêu tiền?
- Hạn Địa võng là gì? Hạn Địa võng là hạn gì? Hạn Địa Võng tốt không? Hành nghề mê tín dị đoan có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?