Ban của Hội đồng nhân dân là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân?
Ban của Hội đồng nhân dân là gì? Số lượng Ban và cơ cấu của Ban của Hội đồng nhân dân các cấp?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 27 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Theo đó, Ban của Hội đồng nhân dân được hiểu là cơ quan của Hội đồng nhân dân, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.
Bên cạnh đó, số lượng Ban và cơ cấu của Ban của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định. cụ thể như sau:
(1) Hội đồng nhân dân tỉnh thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội.
Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương thành lập Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và Ban Đô thị.
Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã thành lập Ban Pháp chế và Ban Kinh tế - Xã hội.
Hội đồng nhân dân ở các tỉnh, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập Ban Dân tộc;
(2) Ban của Hội đồng nhân dân gồm có Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban và các Ủy viên;
(3) Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có thể là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách.
Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện không thể đồng thời là Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cùng cấp;
(4) Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách. Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách.
Trường hợp Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách thì Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 01 Phó Trưởng Ban; trường hợp Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách thì Ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 02 Phó Trưởng Ban.
Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã có 01 Phó Trưởng Ban;
(5) Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân các cấp là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách, trừ trường hợp Quốc hội có quy định khác.
Ban của Hội đồng nhân dân là gì? Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền chỉ đạo hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 29 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân
1. Thảo luận và quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ được Hội đồng nhân dân cùng cấp giao.
2. Triệu tập các kỳ họp của Hội đồng nhân dân; phối hợp với Ủy ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp của Hội đồng nhân dân.
3. Đôn đốc, kiểm tra Ủy ban nhân dân và các cơ quan khác ở địa phương thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
4. Giám sát việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương.
5. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân; xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
6. Tổ chức để đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân theo quy định của pháp luật; đôn đốc, kiểm tra và xem xét tình hình giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân; tổng hợp ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân để báo cáo tại kỳ họp Hội đồng nhân dân.
...
Như vậy, Thường trực Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động của các Ban của Hội đồng nhân dân.
Ngoài ra, Thường trực Hội đồng nhân dân còn phải xem xét kết quả giám sát của các Ban của Hội đồng nhân dân khi xét thấy cần thiết và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất; giữ mối liên hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân; tổng hợp chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân; yêu cầu các cơ quan, tổ chức, cá nhân giải trình các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân tại phiên họp Thường trực Hội đồng nhân dân.
Biểu quyết của Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 có quy định như sau:
Theo đó, biểu quyết của Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định có nội dung như sau:
- Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình bằng hình thức biểu quyết. Việc biểu quyết có thể bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác theo Quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân.
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân được thông qua khi có quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành; riêng nghị quyết về bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân được thông qua khi có ít nhất là hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có cấp chứng chỉ hành nghề dược đối với bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược tại trường Trung cấp?
- Có thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi người đại diện thay đổi CCCD không?
- Giấy miễn thị thực cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thời hạn tối đa là bao lâu? Hồ sơ đề nghị cấp gồm giấy tờ nào?
- Công chức bị khiển trách thì thời gian nâng lương sẽ bị kéo dài bao lâu? Công chức bị khiển trách trong các trường hợp nào?
- Dịch vụ tư vấn trong đấu thầu bao gồm những hoạt động gì? Điều kiện xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ tư vấn như thế nào?