Bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị đình chỉ hành nghề không? Thủ tục đình chỉ hành nghề bác sĩ?
Bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị đình chỉ hành nghề không?
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 34 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định về các trường hợp bị đình chỉ hành nghề bao gồm:
- Bị Hội đồng chuyên môn quy định tại Điều 101 của Luật này xác định có sai sót chuyên môn kỹ thuật đến mức phải đình chỉ hành nghề nhưng chưa đến mức bị thu hồi giấy phép hành nghề;
- Bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức phải thu hồi giấy phép hành nghề;
- Không đủ sức khỏe để hành nghề.
Như vậy, bác sĩ bị cơ quan có thẩm quyền kết luận có vi phạm đạo đức nghề nghiệp nhưng chưa đến mức thu hồi giấy phép hành nghề thì bị đình chỉ hành nghề.
Lưu ý: Tùy theo tính chất, mức độ sai sót chuyên môn kỹ thuật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tình trạng sức khỏe, người hành nghề bị đình chỉ hành nghề trong thời hạn từ 01 tháng đến 24 tháng.
Bác sĩ vi phạm đạo đức nghề nghiệp có bị đình chỉ hành nghề không? Thủ tục đình chỉ hành nghề bác sĩ? (Hình từ Internet)
Thủ tục thực hiện đình chỉ hành nghề bác sĩ trong trường hợp vi phạm đạo đức nghề nghiệp thực hiện như nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2, 4 và khoản 5 Điều 30 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định thủ tục đình chỉ hành nghề được thực hiện như sau:
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề vi phạm đạo đức nghề nghiệp không có chức năng đình chỉ, thu hồi giấy phép hành nghề:
+ Cơ quan có thẩm quyền gửi kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp trong đó đề nghị và nêu rõ lý do đình chỉ hành nghề cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề;
+ Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế quản lý trực tiếp người hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ hành nghề. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận người hành nghề vi phạm đạo đức nghề nghiệp có chức năng đình chỉ thu hồi, giấy phép hành nghề:
Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ hành nghề. Nội dung quyết định đình chỉ hành nghề phải căn cứ vào văn bản kết luận.
- Quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề phải bao gồm các nội dung sau:
+) Đình chỉ một phần hay toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề, nếu đình chỉ một phần thì nêu rõ phạm vi đình chỉ;
+) Thời hạn đình chỉ;
+) Yêu cầu về cập nhật kiến thức y khoa liên tục cho người hành nghề, trừ trường hợp người hành nghề là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc phương pháp chữa bệnh gia truyền;
+) Điều kiện tiếp tục hành nghề.
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ ngày ban hành quyết định đình chỉ một phần hoặc toàn bộ phạm vi hành nghề của người hành nghề, cơ quan ban hành quyết định đình chỉ có trách nhiệm:
+) Gửi quyết định đình chỉ cho người hành nghề và thực hiện việc giới hạn phạm vi hành nghề của người bị đình chỉ trên Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh hoặc gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi người hành nghề làm việc để thực hiện và tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh để giám sát;
+) Gửi quyết định đình chỉ cho cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề đó đối với trường hợp cơ quan ra quyết định đình chỉ không phải là cơ quan đã cấp giấy phép hành nghề cho người hành nghề.
Xử lý sau khi đình chỉ đối với trường hợp bắt buộc cập nhật kiến thức y khoa liên tục được quy định ra sao?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 31 Nghị định 96/2023/NĐ-CP quy định xử lý sau khi đình chỉ đối với trường hợp bắt buộc cập nhật kiến thức y khoa liên tục được hiện như sau:
- Trong thời gian 12 tháng, kể từ khi quyết định đình chỉ có hiệu lực, người hành nghề phải hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục theo kết luận của Hội đồng chuyên môn;
- Sau khi hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục, người hành nghề có trách nhiệm gửi kết quả cập nhật kiến thức y khoa liên tục về cơ quan cấp giấy phép hành nghề để tiếp tục hành nghề;
- Trong thời gian 05 ngày làm việc, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thông báo cho người hành nghề về việc cho phép tiếp tục hành nghề và cập nhật trên cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan cấp phép hoặc Hệ thống thông tin về quản lý hoạt động khám bệnh, chữa bệnh về việc tiếp tục hành nghề của người hành nghề đó;
- Trường hợp quyết định đình chỉ hết hiệu lực mà người hành nghề không nộp tài liệu chứng minh đã hoàn thành việc cập nhật kiến thức y khoa liên tục thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày quyết định đình chỉ hết hiệu lực, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm ban hành quyết định đình chỉ. Người hành nghề có trách nhiệm thực hiện các quy định tại điểm a, b khoản này.
Trường hợp tổng thời gian đình chỉ quá 24 tháng, cơ quan cấp giấy phép hành nghề có trách nhiệm thu hồi giấy phép hành nghề trong thời hạn 15 ngày làm việc và người hành nghề phải thực hiện thủ tục cấp mới giấy phép hành nghề.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phát tán hồ sơ bệnh án giả lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến người khác có vi phạm pháp luật không?
- Thuốc đơn thành phần nào được xem xét đưa vào danh mục được hưởng đối với người tham gia bảo hiểm y tế?
- Sáp nhập tỉnh người dân có phải đổi thẻ Căn cước mới? Bao nhiêu tuổi phải cấp đổi thẻ căn cước?
- 05 Hành vi bị nghiêm cấm khi tổ chức cơ quan Điều tra hình sự? Trách nhiệm của cơ quan trong hoạt động Điều tra?
- Suy dinh dưỡng là gì? Người bệnh suy dinh dưỡng nặng thì bác sĩ điều trị cần phải làm như thế nào?