Yêu cầu ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào?

Cho tôi hỏi hành vi người sử dụng lao động yêu cầu ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào? Câu hỏi từ anh Hoàng (Quãng Ngãi).

Người lao động có quyền gia nhập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở hay không?

Căn cứ Điều 170 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở như sau:

Quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn.
2. Người lao động trong doanh nghiệp có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định tại các điều 172, 173 và 174 của Bộ luật này.
3. Các tổ chức đại diện người lao động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.

Theo đó người lao động có quyền gia nhập hoạt động công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp có quyền gia nhập hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

Yêu cầu ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào?

Yêu cầu ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)

Hành vi yêu cầu người lao động ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động có phải hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ khoản 1 Điều 175 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm:
a) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
b) Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, chuyển người lao động làm công việc khác;
c) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
...

Theo đó hành vi người sử dụng lao động phân biệt đối xử với người lao động thuộc tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bằng việc yêu cầu ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động là hành vi bị nghiêm cấm.

Yêu cầu ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc người sử dụng lao động nhận người lao động trở lại làm việc và trả đủ tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

Lưu ý: căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, người sử dụng lao động có hành vi yêu cầu người lao động ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được giao kết hợp đồng lao động sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền như sau:

- Từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là cá nhân.

- Từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động là tổ chức.

Giao kết hợp đồng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Nội dung hợp đồng lao động có bắt buộc phải có điều khoản về việc đóng bảo hiểm xã hội?
Lao động tiền lương
Người giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 13 tuổi phải đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Có thể giao kết hợp đồng lao động nhiều lần với người lao động cao tuổi đúng không?
Lao động tiền lương
Khi giao kết hợp đồng lao động, người lao động có phải cung cấp thông tin về trình độ học vấn không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có phải cung cấp thông tin về hình thức trả lương khi giao kết hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
Có được giữ bản chính chứng chỉ của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động không?
Lao động tiền lương
03 hình thức giao kết hợp đồng lao động hiện nay là gì?
Lao động tiền lương
Đang có án tích về hành vi xâm hại trẻ em được giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi không?
Lao động tiền lương
Người lao động có được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng hay không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng có được hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Giao kết hợp đồng lao động
497 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao kết hợp đồng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào