Yêu cầu chung của động cơ diesel kiểu piston phòng nổ là gì?
Yêu cầu chung của động cơ diesel kiểu piston phòng nổ là gì?
Căn cứ Điều 7 QCVN 07:2020/BCT về An toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
Yêu cầu đối với động cơ diesel kiểu piston phòng nổ
Động cơ diesel kiểu piston phòng nổ phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn TCVN 9729-2:2013 (ISO 8528-2:2005), TCVN 10888-0:2015, TCVN 10888-1:2015, IEC 60079-7:2017, IEC 60079-11:2015 và đáp ứng các yêu cầu sau:
7.1. Các yêu cầu chung
7.1.1. Công suất và tốc độ quay của động cơ phải phù hợp với thông số của máy phát điện điện xoay chiều ba pha phòng nổ.
7.1.2. Động cơ phải phù hợp với các quy định tại QCVN 01: 2011/BCT.
7.1.3. Nhiệt độ tối đa trên tất cả các bề mặt của động cơ trong mọi điều kiện hoạt động đối với mỏ hầm lò không vượt quá 150 °C, đối với mỏ hầm lò khác có khí cháy không phải mê tan nhiệt độ này không được vượt quá phân cấp nhiệt độ của khí nhóm II theo bảng 2 của TCVN 10888-0: 2015 (IEC 60079-0:2011). Nhiệt độ tối đa trên bề mặt động cơ được xác định theo quy định tại Điều 26.5.1 của TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011).
7.1.4. Dây cáp điện nối các thiết bị điện phải phù hợp với các quy định về tính kháng cháy, có tính năng chịu được dầu và được cố định, bảo vệ chắc chắn.
..
Theo đó, yêu cầu chung của động cơ diesel kiểu piston phòng nổ là:
- Công suất và tốc độ quay của động cơ phải phù hợp với thông số của máy phát điện điện xoay chiều ba pha phòng nổ.
- Động cơ phải phù hợp với các quy định tại QCVN 01: 2011/BCT.
- Nhiệt độ tối đa trên tất cả các bề mặt của động cơ trong mọi điều kiện hoạt động đối với mỏ hầm lò không vượt quá 150 °C, đối với mỏ hầm lò khác có khí cháy không phải mê tan nhiệt độ này không được vượt quá phân cấp nhiệt độ của khí nhóm II theo bảng 2 của TCVN 10888-0: 2015 (IEC 60079-0:2011). Nhiệt độ tối đa trên bề mặt động cơ được xác định theo quy định tại Điều 26.5.1 của TCVN 10888-0:2015 (IEC 60079-0:2011).
- Dây cáp điện nối các thiết bị điện phải phù hợp với các quy định về tính kháng cháy, có tính năng chịu được dầu và được cố định, bảo vệ chắc chắn.
Yêu cầu chung của động cơ diesel kiểu piston phòng nổ là gì? (Hình từ Internet)
Máy phát điện phòng nổ có bao gồm động cơ diesel kiểu piston phòng nổ không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 QCVN 07:2020/BCT về An toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
3.1. Khí quyển nổ là hỗn hợp với không khí, trong điều kiện khí quyển, của các chất dễ cháy ở dạng khí, hơi, bụi, sợi, hoặc vật bay mà, sau khi bắt cháy, cho phép ngọn lửa lan truyền tự duy trì.
3.2. Nhiệt độ
3.2.1. Nhiệt độ bắt lửa của khí quyển nổ là nhiệt độ thấp nhất của bề mặt được làm nóng, trong các điều kiện thử nghiệm, sẽ đốt cháy một chất dễ cháy ở dạng hỗn hợp khí hoặc hơi với không khí.
3.2.2. Nhiệt độ bề mặt tối đa là nhiệt độ cao nhất đạt được trong các điều kiện hoạt động bất lợi nhất của các bề mặt bên ngoài mà bầu khí quyển xung quanh có thể tiếp cận, như các bề mặt của động cơ, máy phát, thiết bị điện, các thiết bị phụ trợ có vỏ phòng nổ, thiết bị chặn tia lửa, ống dẫn.
3.2.3. Nhiệt độ tối đa là nhiệt độ lớn nhất của:
3.2.3.1. Nhiệt độ bề mặt tối đa.
3.2.3.2. Nhiệt độ khí tối đa đối với:
3.2.3.2.1. Khí thải thoát ra vào khí quyển ngay sau thiết bị chặn tia lửa.
3.2.3.2.2. Không khí nạp ở đầu ra của thiết bị tăng áp.
3.3. Máy phát điện phòng nổ là tổ hợp thiết bị gồm: Động cơ diesel kiểu piston phòng nổ; máy phát điện xoay chiều ba pha phòng nổ; tủ điều khiển và tủ đóng cắt phòng nổ cùng với các bộ phận liên quan.
...
Theo đó, máy phát điện phòng nổ là tổ hợp thiết bị gồm động cơ diesel kiểu piston phòng nổ; máy phát điện xoay chiều ba pha phòng nổ; tủ điều khiển và tủ đóng cắt phòng nổ cùng với các bộ phận liên quan.
Nên máy phát điện phòng nổ có bao gồm động cơ diesel kiểu piston phòng nổ.
Nhiên liệu diesel phải có dung tích chứa không vượt quá lượng nhiên liệu sử dụng khi vận hành bình thường trong bao lâu?
Căn cứ Điều 10 QCVN 07:2020/BCT về An toàn đối với máy phát điện phòng nổ sử dụng trong mỏ hầm lò quy định như sau:
Yêu cầu đối với nhiên liệu diesel
Trong quá trình sử dụng nhiên liệu diesel dùng cho máy phát điện, phải tuân thủ các quy định tại QCVN 01:2011/BCT và QCVN 04:2017/BCT và tuân thủ các yêu cầu sau:
10.1. Yêu cầu đối với thùng nhiên liệu diesel
10.1.1. Phải được chế tạo bằng kim loại và có nút bịt có ren, có vị trí thăm nhiên liệu. Nắp để lỗ thăm mức nhiên liệu phải có gioăng kín bảo đảm loại trừ tia lửa khi mở ra. Không được phép lắp ống kiểm tra mức nhiên liệu bằng thủy tinh.
10.1.2. Có lỗ cấp nhiên liệu và lỗ thoát khí, nắp lỗ phải dùng kết cấu dạng ren xoắn ốc và phải có cơ cấu bắt chặt.
10.1.3. Có bộ phận tháo nước được lắp đặt ở điểm thấp nhất của thùng nhiên liệu. Khi tháo, nhiên liệu không đi vào gần các bộ phận nóng hoặc thiết bị điện.
10.1.4. Khi lắp đặt thùng nhiên liệu phải đảm bảo tránh bị va đập và phải cách nguồn nhiệt ít nhất 50 cm.
10.1.5. Dung tích chứa không vượt quá lượng nhiên liệu sử dụng khi vận hành bình thường trong 8h.
...
Nhiên liệu diesel phải có dung tích chứa không vượt quá lượng nhiên liệu sử dụng khi vận hành bình thường trong 8h.




- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?