Xuất khẩu lao động nhưng bị ngược đãi phải làm sao?

Tôi chuẩn bị xuất khẩu lao động nhưng nghe nói qua bên đó họ hay ngược đãi người lao động. Nếu bị ngược đãi thì tôi phải làm như thế nào? Chị Mẫn (Hà Nội) đặt câu hỏi.

Các chính sách nào bảo vệ người lao động ở nước ngoài theo hợp đồng của pháp luật Việt Nam?

Pháp luật Việt Nam luôn đề cao nhân quyền và cố gắng bảo vệ người lao động trong mối quan hệ lao động dù ở trong nước hay ngoài nước. Do đó, khi công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài một cách hợp pháp sẽ luôn được pháp luật Việt Nam bảo vệ, cụ thể:

Tại Điều 4 và Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 cũng quy định về các chính sách hỗ trợ, bảo vệ người lao động xuất khẩu lao động như sau:

Điều 4. Chính sách của Nhà nước về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; phát huy và sử dụng hiệu quả nguồn lao động sau khi đi làm việc ở nước ngoài trở về.
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trong một số ngành, nghề, công việc cụ thể có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc Việt Nam có ưu thế được hưởng một số cơ chế, chính sách đặc thù nhằm thu hút, thúc đẩy và hỗ trợ phát triển ngành, nghề, công việc để đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và sử dụng người lao động sau khi về nước phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.
2. Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân Việt Nam trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
3. Mở rộng hợp tác quốc tế trong hoạt động phát triển thị trường lao động mới, an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc cụ thể giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
4. Bảo đảm bình đẳng giới, cơ hội việc làm, không phân biệt đối xử trong tuyển chọn, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; có biện pháp hỗ trợ bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài phù hợp với các đặc điểm về giới.
5. Hỗ trợ hòa nhập xã hội và tham gia thị trường lao động sau khi về nước.
Điều 6. Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
b) Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;
c) Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
d) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;
đ) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
h) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Xuất khẩu lao động bị ngược đãi

Xuất khẩu lao động bị ngược đãi (Hình từ internet)

Xuất khẩu lao động nhưng bị ngược đãi phải làm sao?

Theo quy định tại Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 nêu trên, người xuất khẩu lao động bị ngược đãi trong thời gian làm việc ở nước ngoài có quyền phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 26 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:

Quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp dịch vụ
2. Doanh nghiệp dịch vụ có các nghĩa vụ sau đây:
e) Tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài; có nhân viên nghiệp vụ đủ năng lực quản lý và hỗ trợ người lao động ở nước ngoài theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; cung cấp trợ giúp pháp lý trong trường hợp người lao động cần đến hỗ trợ pháp lý khi bị lạm dụng, bạo lực hoặc phân biệt đối xử trong thời gian làm việc ở nước ngoài;
g) Thực hiện yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan của nước tiếp nhận lao động giải quyết tranh chấp liên quan đến người lao động; giải quyết vấn đề phát sinh trong trường hợp người lao động chết, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc bị xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản hoặc trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, bất ổn chính trị hoặc tình trạng khẩn cấp;

Như vậy, trong trường hợp người lao động bị ngược đãi thì có thể liên hệ đến doanh nghiệp đã đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích của mình.

Người lao động bị ngược đãi sẽ làm gì nếu doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ chối bảo vệ?

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ chối giải quyết khi người lao động bị ngược đãi là hành vi vi phạm và sẽ bị xử phạt như sau:

Căn cứ theo khoản 8 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định:

Vi phạm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây viết tắt là doanh nghiệp dịch vụ)
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của pháp luật;
b) Không hoàn trả hoặc hoàn trả không đầy đủ cho người lao động phần tiền dịch vụ và khoản tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho toàn bộ thời gian làm việc theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động;
c) Không tổ chức quản lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động do doanh nghiệp đưa đi làm việc ở nước ngoài theo quy định của pháp luật;

Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài từ chối giải quyết thì người lao động được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi ngược đãi người lao động.

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 24/2018/NĐ-CP như sau:

Thẩm quyền giải quyết khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Người đứng đầu tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định, hành vi của mình bị khiếu nại.
2. Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu theo quy định tại Điều 23 hoặc đã hết thời hạn quy định tại Điều 20 Nghị định này mà khiếu nại không được giải quyết.

Có thể thấy hành vi ngược đãi người lao động có thể xảy ra ở bất kỳ đâu dù trong hay ngoài nước. Nên để bảo vệ chính mình người lao động cần tìm hiểu nơi mình sẽ ký kết hợp đồng lao cũng như nắm rõ quy định pháp luật để bảo vệ mình một cách tốt nhất.

Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động 2025, người lao động nên đi nước nào? Đi xuất khẩu lao động Nhà nước có chính sách hỗ trợ gì?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc được hưởng quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động có ý nghĩa như thế nào trong giải quyết vấn đề việc làm ở nước ta?
Lao động tiền lương
Đi xuất khẩu lao động theo hợp đồng lao động trực tiếp giao kết được chuyển về nước các loại tiền và tài sản gì?
Lao động tiền lương
Thân nhân của người có công với cách mạng đi xuất khẩu lao động được hỗ trợ gì?
Lao động tiền lương
NLĐ đi xuất khẩu lao động phải đóng bảo hiểm xã hội ở bao nhiêu nơi?
Lao động tiền lương
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2 lần không?
Lao động tiền lương
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động thu định kỳ theo thời gian nào?
Lao động tiền lương
04 đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động là ai?
Lao động tiền lương
Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xuất khẩu lao động
1,393 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào