Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì?

Hiểu như thế nào về xuất khẩu lao động hạn E7? Hợp đồng bảo lãnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những nội dung chính nào?

Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì?

Theo khoản 11 Điều 3 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014, thị thực (thường gọi là visa) là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.

Xuất khẩu lao động hạn E7 là việc đưa người lao động có tay nghề cao với bằng trung cấp kỹ thuật trở lên, có kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành học, tham gia làm việc theo hợp đồng tại Hàn Quốc.

Các loại visa E7 phổ biến:

- Visa E7-1: Dành cho người lao động có chuyên môn, trình độ cao làm việc trong lĩnh vực chuyên ngành tại Hàn (quản lý, chuyên viên…)

- Visa E7-2: Được cấp cho người lao động muốn làm việc văn phòng, dịch vụ, bán hàng

- Visa E7-3: Dành cho lao động có tay nghề kỹ thuật sơn, hàn, điện, đóng tàu…

- Visa E7-4: Dành cho lao động lành nghề

- Visa E7-S: Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghệ cao (linh kiện, màn hình, công nghệ vi sinh, robot, lập trình viên…)

- Visa E7-91: Chuyên viên độc lập ở quốc gia ký hiệp ước FTA

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì?

Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì? (Hình từ Internet)

Hợp đồng bảo lãnh đi xuất khẩu lao động có những nội dung chính nào?

Căn cứ theo Điều 58 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020 quy định như sau:

Hợp đồng bảo lãnh
1. Hợp đồng bảo lãnh phải được lập thành văn bản.
2. Hợp đồng bảo lãnh phải có những nội dung chính sau đây:
a) Phạm vi bảo lãnh;
b) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
c) Chấm dứt bảo lãnh.
3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết nội dung hợp đồng bảo lãnh và việc thanh lý hợp đồng bảo lãnh cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, hợp đồng bảo lãnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những nội dung chính sau:

- Phạm vi bảo lãnh;

- Quyền, nghĩa vụ của các bên;

- Chấm dứt bảo lãnh.

Tuy nhiên, để bảo lãnh thì bên bảo lãnh phải đáp ứng điều kiện sau:

- Cá nhân có năng lực hành vi dân sự, tổ chức có năng lực pháp luật dân sự.

- Có khả năng về kinh tế để bảo đảm thực hiện việc bảo lãnh theo quy định.

>> Tải về mẫu hợp đồng xuất khẩu lao động mới nhất: Tại đây.

Người lao động sau khi về nước được hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp như thế nào?

Căn cứ theo Điều 60 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động 2020 quy định như sau:

Hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạo việc làm và khởi nghiệp; kết nối Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với Cơ sở dữ liệu thị trường lao động để người sử dụng lao động, người lao động tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin và tìm kiếm việc làm phù hợp.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ người lao động của địa phương; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để người lao động có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.
4. Doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước.

Theo đó, người lao động sau khi về nước được hỗ trợ tạo việc làm và khởi nghiệp như sau:

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn UBND cấp tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động tạo việc làm và khởi nghiệp; kết nối Hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với Cơ sở dữ liệu thị trường lao động để người sử dụng lao động, người lao động tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin và tìm kiếm việc làm phù hợp.

- UBND cấp tỉnh căn cứ điều kiện kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách của địa phương trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ người lao động của địa phương; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn để người lao động có thể sử dụng kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp.

- Trung tâm dịch vụ việc làm cung cấp đầy đủ thông tin về thị trường lao động, nhu cầu tuyển dụng của người sử dụng lao động để người lao động lựa chọn việc làm phù hợp với kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ nghề nghiệp được tích lũy sau quá trình làm việc ở nước ngoài.

- Doanh nghiệp dịch vụ hỗ trợ giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước.

Xuất khẩu lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đi xuất khẩu lao động có phải đóng thuế thu nhập cá nhân 2 lần không?
Lao động tiền lương
NLĐ đi xuất khẩu lao động phải đóng bảo hiểm xã hội ở bao nhiêu nơi?
Lao động tiền lương
Mức trần tiền dịch vụ thu từ người xuất khẩu lao động thu định kỳ theo thời gian nào?
Lao động tiền lương
04 đối tượng được nhận chính sách hỗ trợ người lao động đi xuất khẩu lao động là ai?
Lao động tiền lương
Quy trình cho vay đối với người lao động thuộc hộ nghèo đi xuất khẩu lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Giá dịch vụ theo hợp đồng môi giới xuất khẩu lao động là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Có thể đi xuất khẩu lao động Nhật Bản theo hình thức nào?
Lao động tiền lương
Người lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc được hưởng quyền lợi gì?
Lao động tiền lương
Visa E9 được ở lại bao lâu?
Lao động tiền lương
Xuất khẩu lao động hạn E7 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Xuất khẩu lao động
1,482 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xuất khẩu lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xuất khẩu lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Tổng hợp văn bản hướng dẫn người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú tại Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào