Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới?

Cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới để xác định tiền lương trong toàn bộ bảng lương?

Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới?

Mới:

>> Toàn bộ bảng lương chính thức của LLVT trước thời điểm chính sách tiền lương mới có hiệu lực, cụ thể ra sao?

>> Tăng tiền lương CBCCVC giữ chức vụ và không giữ chức vụ khi chính thức thay đổi lương cơ sở 2.34 không?

>> Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang

>> Không thay đổi lương hưu sau đợt tăng 2024 của người lao động hưởng lương hưu

Xem các mức lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang từ trước đến nay qua bảng sau:

Thời điểm áp dụng

Mức lương cơ sở

Căn cứ pháp lý

01/01/1995 - hết 12/1996

120.000 đồng/tháng

Nghị định 5-CP năm 1994

01/01/1997 - hết 12/1999

144.000 đồng/tháng

Nghị định 6-CP năm 1997

01/01/2000 - hết 12/2000

180.000 đồng/tháng

Nghị định 175/1999/NĐ-CP

01/01/2001 - hết 12/2003

210.000 đồng/tháng

Nghị định 77/2000/NĐ-CP

01/10/2004 - hết 09/2005

290.000 đồng/tháng

Nghị định 203/2004/NĐ-CP

01/10/2005 - hết 09/2006

350.000 đồng/tháng

Nghị định 118/2005/NĐ-CP

01/10/2006 - hết 12/2007

450.000 đồng/tháng

Nghị định 94/2006/NĐ-CP

01/01/2008 - hết 04/2009

540.000 đồng/tháng

Nghị định 166/2007/NĐ-CP

01/05/2009 - hết 04/2010

650.000 đồng/tháng

Nghị định 33/2009/NĐ-CP

01/05/2010 - hết 04/2011

730.000 đồng/tháng

Nghị định 28/2010/NĐ-CP

01/05/2011 - hết 04/2012

830.000 đồng/tháng

Nghị định 22/2011/NĐ-CP

01/05/2012 - hết 6/2013

1.050.000 đồng/tháng

Nghị định 31/2012/NĐ-CP

01/07/2013 - hết 04/2016

1.150.000 đồng/tháng

Nghị định 66/2013/NĐ-CP

01/05/2016 - hết 06/2017

1.210.000 đồng/tháng

Nghị định 47/2016/NĐ-CP

01/07/2017 - hết 06/2018

1.300.000 đồng/tháng

Nghị định 47/2017/NĐ-CP

01/07/2018 - hết 06/2019

1.390.000 đồng/tháng

Nghị định 72/2018/NĐ-CP

01/07/2019 - hết 06/2023

1.490.000 đồng/tháng

Nghị định 38/2019/NĐ-CP

01/07/2023 - hết 06/2024

1.800.000 đồng/tháng

Nghị định 24/2023/NĐ-CP

Từ 01/7/2024

2.340.000 đồng/tháng

Nghị định 73/2024/NĐ-CP

Theo đó, có thể thấy lương cơ sở 2,34 triệu là mức lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay.

Toàn bộ bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hiện tại vẫn đang áp dụng lương cơ sở 2.34 để xác định, cụ thể tính theo công thức sau:

Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.

(Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV)

Tuy nhiên, theo thông tin tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 thì sẽ tiến hành đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 theo yêu cầu của Bộ Chính trị.

Theo đó, khi đề xuất chính thức được chấp nhận và áp dụng thì toàn bộ bảng lương sẽ thay đổi cách tính lương, cụ thể cơ cấu tiền lương như sau:

Tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp

Ngoài ra, trong cơ cấu thu nhập của CBCCVC và LLVT sẽ bổ sung tiền thưởng (nếu có) theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Thời điểm toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ bản là sau năm 2026 (đề xuất 05 bảng lương mới được chấp nhận).

Như vậy, sẽ tùy theo thời điểm và phụ thuộc vào việc đề xuất 05 bảng lương mới sau năm 2026 mà toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT sẽ áp dụng mức lương cơ sở cao nhất lịch sử hoặc lương cơ bản.

>> Tải bảng lương mới: Tại đây.

Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

>> Lộ trình cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẠI ĐÂY

Xem thêm:

>> Tăng lương hưu 2024 đợt mới nhất với 02 mức tăng bao nhiêu? Đối tượng được tăng là ai?

>> Tăng lương hưu mới sau mức tăng 15% chỉ dành cho đối tượng đã nghỉ hưu, cụ thể ra sao?

>> Giảm chênh lệch lương hưu: Chính sách mới áp dụng cho người nghỉ hưu ở các thời kỳ như thế nào?

Xem thêm:

>> Chính thức mức lương mới của 02 đối tượng CBCCVC trong chính sách tiền lương mới cao hơn lương cũ?

>> 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT được thực hiện chính sách tăng lương, cụ thể thế nào?

>> Thống nhất nâng lương cho CBCCVC và LLVT trong chính sách tiền lương mới theo 02 chế độ?

Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT

Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:

NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
4. Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
- Thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về phát triển kinh tế tư nhân; về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công nhằm phát triển nguồn thu bền vững, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.
...

Như vậy, nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương là quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách.

Chính sách tiền lương là gì? Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành đến từ đâu?

Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành đến từ:

- Nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.

- Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.

- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.

- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.

(Mục 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018)

Lương cơ sở
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Tại sao năm 2025 CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng toàn bộ bảng lương theo mức lương cơ sở?
Lao động tiền lương
Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Đã có thông tin về mức lương cơ sở mới tại Thông báo 511 do Văn phòng Chính phủ ban hành, cụ thể ra sao?
Lao động tiền lương
Chính thức kết luận của Phó Thủ tướng: Mức lương cơ sở mới của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang tác động đến chỉ số CPI như thế nào tại Thông báo 511?
Lao động tiền lương
Quốc hội quyết định mức lương cơ sở mới thay mức lương cơ sở 2.34 hiện đang áp dụng cho toàn bộ CBCCVC và LLVT thì căn cứ phù hợp các yếu tố cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Xem xét mức lương cơ sở mới thay thế mức lương cơ sở 2.34 của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì Quốc hội căn cứ phù hợp với yếu tố nào?
Lao động tiền lương
Đã có thông báo về mức lương cơ sở mới của của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước tác động kinh tế vĩ mô thế nào?
Lao động tiền lương
Chính phủ điều chỉnh lại mức lương cơ sở 2.34 cho phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức nếu điều chỉnh còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố khác cụ thể thế nào?
Lao động tiền lương
Mức lương cơ sở trong năm 2025 của toàn bộ đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước thay đổi không?
Lao động tiền lương
Quyết định không tăng giảm lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng trong năm 2025 chính thức phải dựa trên 03 yếu tố nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Lương cơ sở
13,761 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lương cơ sở

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lương cơ sở

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Xem và tải trọn bộ các văn bản về Lương cơ sở 2024 Bảng lương giáo viên năm 2024: Tổng hợp văn bản hướng dẫn
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào