Từ 1/7/2025, nghỉ trên 14 ngày vẫn phải đóng BHXH đúng không?
Từ 1/7/2025, nghỉ trên 14 ngày vẫn phải đóng BHXH đúng không?
Hiện tại, theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nghỉ trên 14 ngày trong tháng sẽ không phải đóng BHXH. Cụ thể là:
- Nghỉ không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (khoản 4 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (khoản 5 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
- Nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (khoản 6 Điều 42 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017)
Tuy nhiên, từ 1/7/2025, tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đã cho phép người lao động nghỉ trên 14 ngày vẫn được đóng BHXH. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với 2 trường hợp sau:
- Trong tháng đầu làm việc hoặc trong tháng đầu trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên.
- Có thỏa thuận về việc có đóng BHXH cho NLĐ tháng đó khi người này nghỉ việc không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng với căn cứ đóng bằng căn cứ đóng BHXH tháng gần nhất. Quy định này áp dụng với 06 nhóm đối tượng sau:
+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp NLĐ và NSDLĐ thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
+ Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 có hưởng tiền lương;
+ NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên với NSDLĐ tại Việt Nam, trừ các trường hợp sau đây:
++ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
++ Tại thời điểm giao kết hợp đồng lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019;
++ Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Từ 1/7/2025, nghỉ trên 14 ngày vẫn phải đóng BHXH đúng không?
Quy định hưởng chế độ ốm đau trong Luật mới có gì thay đổi?
a. Đối với chế độ nghỉ ngắn ngày
Theo quy định tại Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động nghỉ ốm nửa ngày sẽ được giải quyết chế độ ốm đau. Cụ thể, khi tính mức hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau không trọn ngày thì trường hợp nghỉ việc dưới nửa ngày được tính là nửa ngày; từ nửa ngày trở lên được tính là một ngày.
Mức hưởng trợ cấp ốm đau nửa ngày được tính bằng một nửa mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày.
b. Đối với chế độ nghỉ dài ngày
Người lao động mắc bệnh dài ngày không còn được nghỉ trọn 180 ngày theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 mà thay vào đó thời gian nghỉ được xác định theo thời gian đóng BHXH và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo đó, người lao động mắc bệnh dài ngày chỉ được tính hưởng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian như sau:
- Làm việc trong điều kiện bình thường:
+ 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
- Làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn:
+ 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
+ 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.
Sau khi hết thời gian nghỉ nói trên mà người mắc bệnh dài ngày vẫn cần tiếp tục điều trị thì vẫn được nghỉ làm hưởng chế độ ốm đau ở mức thấp hơn.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi ốm đau tối đa là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong một năm, trong khoảng thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa 10 ngày trong một năm (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12).
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?