Từ 1/7/2025, lao động nữ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản không?
- Trường hợp nào sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024?
- Từ 1/7/2025, lao động nữ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản không?
- Từ 1/7/2025, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản được nghỉ mấy ngày?
- Thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản là bao lâu?
Trường hợp nào sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024?
Về đối tượng được hưởng chế độ thai sản, theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, những đối tượng được quy định tại điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Lao động nữ mang thai;
(ii) Lao động nữ sinh con;
(iii) Lao động nữ mang thai hộ;
(iv) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
(v) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
(vi) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
(vii) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con
Theo đó, điều kiện để được hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:
- Các đối tượng (ii), (iii), (iv) và (v) phải đảm bảo thêm điều kiện đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
- Đối với đối tượng (ii) và (iii) đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
- Đối với đối tượng (ii) thuộc trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh phải đảm bảo đã đóng BHXH bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con
Như vậy, trường hợp lao động nữ mang thai, sinh con mà không đáp ứng được các điều kiện nêu trên thì sẽ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
***Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024
Từ 1/7/2025, lao động nữ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản không?
Từ 1/7/2025, lao động nữ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản có được hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản không?
Liên quan đến vấn đề này, khoản 1 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
1. Trong thời gian 30 ngày kể từ ngày hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 52, khoản 1 hoặc khoản 4 Điều 53, điểm a khoản 3 Điều 54 của Luật này, lao động nữ chưa phục hồi sức khỏe thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe liên tục bao gồm cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
...
Dựa theo quy định trên, lao động nữ chỉ được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản khi đã được hưởng chế độ thai sản và hết thời gian nghỉ việc.
Do đó, lao động nữ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
Vì thế, lao động nữ cần đảm bảo đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản nếu muốn có quyền lợi về chế độ dưỡng sức sau sinh.
Từ 1/7/2025, chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản của người lao động được quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
...
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
...
Như vậy, thời gian được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
Trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định nhưng số ngày nghỉ tối đa được quy định như sau:
- 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- 05 ngày đối với trường hợp khác.
Thời gian giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau thai sản là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 63 Luật Bảo hiểm xã hội 2024:
Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
1. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận danh sách theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, thời gian tối đa để giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản là 14 ngày, trong đó 07 ngày để người sử dụng lao động lập danh sách người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản và 07 ngày để cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- 26 Tết Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài bao lâu đối với CBCCVC và người lao động?
- Mùng 1 Tết Âm lịch 2025 (Tết Ất Tỵ) là ngày nào? Người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Ất Tỵ 2025 đúng không?
- Chính thức bãi bỏ mức lương cơ sở 2.34 triệu/tháng của toàn bộ cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang sau thời gian nào?
- Chốt lịch nghỉ tết Âm lịch 2025 chính thức của người lao động và cán bộ công chức viên chức thuộc thẩm quyền Thủ tướng đúng không và được nghỉ mấy ngày?