Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện bào chữa được trả thù lao bao nhiêu?

Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện bào chữa được trả thù lao bao nhiêu?

Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện bào chữa được trả thù lao bao nhiêu?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 13 Nghị định 144/2017/NĐ-CP quy định như sau:

Thù lao, bồi dưỡng và chi phí thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý của người thực hiện trợ giúp pháp lý
1. Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao theo buổi làm việc (1/2 ngày làm việc) là 0,38 mức lương cơ sở/01 buổi làm việc nhưng tối đa không quá 30 buổi làm việc/01 vụ việc hoặc theo hình thức khoán chi vụ việc với mức tối thiểu bằng 03 mức lương cơ sở/01 vụ việc và mức tối đa không quá 10 mức lương cơ sở/01 vụ việc (căn cứ vào tính chất phức tạp, yêu cầu tố tụng và nội dung của từng vụ việc cụ thể).
Khi áp dụng việc thanh toán thù lao theo buổi làm việc, thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ việc, thời gian gặp gỡ, thời gian chuẩn bị các tài liệu, luận cứ bào chữa, bảo vệ và thời gian thực hiện các công việc hợp lý khác tối đa không quá số buổi trả để thực hiện các công việc này áp dụng theo khoán chi vụ việc.
2. Khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng, luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao là 0,31 mức lương cơ sở/buổi làm việc nhưng tối đa không quá 20 buổi làm việc/01 vụ việc.
3. Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng được hưởng mức bồi dưỡng bằng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư quy định tại khoản 1 Điều này, được hưởng mức bồi dưỡng bằng 20% mức thù lao áp dụng đối với luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức đại diện ngoài tố tụng theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Khi thực hiện trợ giúp pháp lý bằng hình thức tư vấn pháp luật theo phân công của Lãnh đạo Trung tâm, luật sư, cộng tác viên trợ giúp pháp lý ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm được hưởng thù lao từ 0,08 - 0,15 mức lương cơ sở/01 văn bản tư vấn pháp luật tùy tính chất phức tạp và nội dung của vụ việc.
5. Ngoài thù lao, bồi dưỡng vụ việc quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này, khi thực hiện bằng hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng cần có thời gian thu thập chứng cứ hoặc xác minh làm rõ vụ việc, người thực hiện trợ giúp pháp lý còn được thanh toán chi phí phát sinh thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý như sau:
a) Các khoản phí phải nộp theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và các chi phí hành chính khác phục vụ trực tiếp cho việc thực hiện trợ giúp pháp lý;
Căn cứ để xác định chi phí hợp lý là biên lai thu phí, lệ phí, hóa đơn tài chính hoặc giấy biên nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tài chính.
b) Trong trường hợp đi công tác phục vụ giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý thì người thực hiện trợ giúp pháp lý được thanh toán theo quy định hiện hành về chế độ công tác phí như đối với cán bộ, công chức, viên chức đi công tác.
...

Theo quy định trên, trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng được hưởng mức bồi dưỡng bằng 40% mức thù lao áp dụng đối với luật sư.

Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện bào chữa được trả thù lao bao nhiêu?

Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện bào chữa được trả thù lao bao nhiêu?

Ai được trợ giúp pháp lý theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định người được trợ giúp pháp lý như sau:

1. Người có công với cách mạng.

2. Người thuộc hộ nghèo.

3. Trẻ em.

4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.

6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.

7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:

+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;

+ Người nhiễm chất độc da cam;

+ Người cao tuổi;

+ Người khuyết tật;

+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;

+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;

+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;

+ Người nhiễm HIV.

Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.

Như vậy, những đối tượng được trợ giúp pháp lý được quy định cụ thể trên.

Mẫu thẻ trợ giúp viên pháp lý được pháp luật quy định ra sao?

Mẫu thẻ trợ giúp viên pháp lý được quy định theo Mẫu TP-TGPL-08 tại khoản 8 Điều 34 Thông tư 08/2017/TT-BTP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, cụ thể như sau:

08

Tải Mẫu thẻ trợ giúp viên pháp lý mới nhất: TẢI VỀ

Trợ giúp viên pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự có quyền gì?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của trợ giúp viên pháp lý trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là gì?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý có buộc phải qua đào tạo nghề luật sư không?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý có phải bồi thường khi gây ra thiệt hại do lỗi của mình không?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý có được làm người bào chữa không?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện bào chữa được trả thù lao bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Cách tính thời gian theo buổi làm việc thực tế để chi trả thù lao cho Trợ giúp viên pháp lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý phải có trình độ đào tạo như thế nào?
Lao động tiền lương
Hồ sơ đề nghị cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý gồm những gì?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 thực hiện đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý của ai?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ giúp viên pháp lý
173 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp viên pháp lý
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào