Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp cần trình độ đào tạo ra sao?

Cho tôi hỏi là người làm Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp cần trình độ đào tạo ra sao? Câu hỏi của anh D.G (Bình Thuận).

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp cần trình độ đào tạo ra sao?

Căn cứ theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:

Nhóm yêu cầu

Yêu cầu cụ thể

Trình độ đào tạo

- Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành luật.

Bồi dưỡng,

chứng chỉ

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;

- Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của chức danh nghề nghiệp.

Kinh nghiệm

(thành tích

công tác)

- Đáp ứng yêu cầu theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 05/2022/TT-BTP ngày 05/9/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định mã số, tiêu chuẩn và xếp lương đối với chức danh nghề nghiệp viên chức trợ giúp viên pháp lý.

Phẩm chất

cá nhân

- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.

- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc với tập thể.

- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.

- Điềm tĩnh, cẩn thận.

- Khả năng đoàn kết nội bộ.

- Phẩm chất khác ...

Các yêu cầu khác

- Có khả năng đề xuất những giải pháp giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị.

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp cần trình độ đào tạo ra sao?

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp cần trình độ đào tạo ra sao?

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp có quyền hạn gì?

Căn cứ theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:

TT

Quyền hạn cụ thể

4.1

Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.

4.2

Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.

4.3

Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

4.4

Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.

4.5

Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của thủ trưởng đơn vị.

Trợ giúp viên pháp lý hạng 2 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp làm những công việc cụ thể nào?

Căn cứ theo Bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp ban kèm Thông tư 06/2023/TT-BTP hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành, có quy định như sau:

Nhiệm vụ, Mảng công việc

Công việc cụ thể

Xây dựng văn bản

Nghiên cứu, xây dựng hoặc tổ chức thực hiện văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý; tham gia xây dựng các văn bản, chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý được phân công.

Hướng dẫn

1. Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác.

2. Tổ chức biên tập hoặc tham gia biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; Tổ chức hoặc tham gia bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ và kỹ năng trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý hạng III và người thực hiện trợ giúp pháp lý khác.

Kiểm tra, đôn đốc, sơ kết, tổng kết

1. Tham gia kiểm tra hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm và chi nhánh theo thẩm quyền.

2. Thực hiện sơ kết, tổng kết chế độ báo cáo, thống kê về tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý ở địa phương với cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý.

Thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ

1. Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

2. Thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III, người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công của Lãnh đạo đơn vị.

3. Đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công của trợ giúp viên pháp lý hạng II, trợ giúp viên pháp lý hạng III, người thực hiện trợ giúp pháp lý khác theo phân công.

Phối hợp thực hiện

Phối hợp với các cơ quan, tổ chức ở địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý.

Thực hiện chế độ hội họp

1. Tham dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực chuyên môn ở trong và ngoài cơ quan theo phân công.

2. Tham dự các cuộc họp đơn vị, họp cơ quan theo quy định.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân


Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.


Thông tư 06/2023/TT-BTP có hiệu lực từ ngày 20/11/2023

Trợ giúp viên pháp lý
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương trợ giúp viên pháp lý hạng 3 năm 2025 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức lương của trợ giúp viên pháp lý hạng 2 năm 2025 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Năm 2025, hệ số lương đang áp dụng cho trợ giúp viên pháp lý hạng 2 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 được áp dụng hệ số lương bao nhiêu tại năm 2025?
Lao động tiền lương
Hệ số lương của trợ giúp viên pháp lý hạng 1 năm 2025 là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức lương của trợ giúp viên pháp lý hạng 1 từ ngày 1/7/2024 là bao nhiêu? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của trợ giúp viên pháp lý hạng 1 là gì?
Lao động tiền lương
Nghĩa vụ của trợ giúp viên pháp lý trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là gì?
Lao động tiền lương
Trợ giúp viên pháp lý hạng 3 tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp có phạm vi quyền hạn gì?
Lao động tiền lương
Xét thăng hạng lên viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 1 cần đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng viên chức trợ giúp viên pháp lý hạng 2 là gì?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ giúp viên pháp lý
282 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp viên pháp lý

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trợ giúp viên pháp lý

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Toàn bộ văn bản hướng dẫn về Trợ giúp pháp lý
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào