Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như thế nào?

Điều chỉnh trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng sau khi thực hiện cải cách tiền lương như thế nào?

Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 104/2023/QH15 quy định như sau:

Về thực hiện chính sách tiền lương
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21 tháng 5 năm 2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương bảo đảm từ nguồn cải cách tiền lương tích lũy của ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và một phần bố trí trong dự toán chi cân đối ngân sách nhà nước); điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với lương cơ sở.

Bên canh đó, trong nội dung cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ tiến hành bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Có thể thấy khi thực hiện cải cách tiền lương cũng sẽ tác động đến trợ cấp ưu đãi người có công gắn liền với mức lương cơ sở. Theo đó, từ 1/7/2024 trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng dự kiến sẽ được điều chỉnh khi thực hiện cải cách tiền lương.

>>> Chi tiết bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang từ 1/7/2024: Tại đây.

Xem thêm:

>>> Từ 1/7/2024, mức lương hưu hơn 3,5 triệu đồng/tháng có thể dành cho những đối tượng nào sau khi điều chỉnh tăng lương hưu?

Trợ cấp ưu đãi từ 1/7 của người có công với cách mạng khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như thế nào?

Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như thế nào? (Hình từ Internet)

Hiện nay, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng.

Như vậy, hiện nay mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng.

Những đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?

Theo quy định tại Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm:

Thứ nhất, người có công với cách mạng, gồm có:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Liệt sỹ;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

- Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31/12/1993; người hưởng chính sách như thương binh;

- Bệnh binh;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

- Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;

- Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;

- Người có công giúp đỡ cách mạng.

Thứ hai, thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.

Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng dựa trên những nguyên tắc nào?

Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng dựa trên những nguyên tắc sau:

- Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

- Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

- Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.

- Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại khoản 12 Điều 16 và khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.

Trường hợp các đối tượng quy định tại khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.

- Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.

- Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.

Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

Trợ cấp ưu đãi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Từ 1/7/2024 mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là bao nhiêu theo Dự thảo?
Lao động tiền lương
Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 1/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ như thế nào?
Lao động tiền lương
Mức chuẩn hưởng trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi lên 35,72% cho người có công với cách mạng từ 1/7/2024 đúng không?
Lao động tiền lương
Tăng mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân lên bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh loại B tăng lên bao nhiêu từ tháng 7/2023?
Lao động tiền lương
Tăng mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh lên bao nhiêu từ tháng 7/2023?
Lao động tiền lương
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng tăng hơn 26% có đúng không?
Lao động tiền lương
Dự kiến tăng mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Trợ cấp ưu đãi
25,983 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ cấp ưu đãi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào