Trách nhiệm quản lý kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Trách nhiệm quản lý kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp quy định:
Chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Tổ chức kiểm định có chức năng sau đây:
a) Tổ chức các hoạt động đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục nghề nghiệp và chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp;
b) Cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định.
2. Tổ chức kiểm định có nhiệm vụ, trách nhiệm:
a) Công bố công khai Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định, địa điểm đặt trụ sở, danh sách các kiểm định viên, danh sách thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của tổ chức kiểm định;
b) Tuân thủ quy định về tiêu chí, tiêu chuẩn, quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; cấp, thu hồi Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định quy định tại Chương IV Nghị định này;
c) Xử lý các kiến nghị của kiểm định viên trong trường hợp cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không có đủ điều kiện để thực hiện đánh giá ngoài;
d) Thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
đ) Cung cấp hồ sơ, tài liệu bằng văn bản về kiểm định viên, hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
e) Quản lý kiểm định viên và nhân viên của tổ chức kiểm định;
g) Từ ngày 01 đến ngày 10 tháng 12 hàng năm, báo cáo tình hình hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức kiểm định đặt trụ sở (Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định này). Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản;
h) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức kiểm định đặt trụ sở;
i) Thực hiện các nhiệm vụ, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có trách nhiệm quản lý kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
Trách nhiệm quản lý kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp quy định:
Tiêu chuẩn kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
3. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo.
4. Hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc do đơn vị được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức.
5. Có trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
6. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.
Theo đó, kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo.
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có những quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 15 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp quy định:
Quyền hạn của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Được ký hợp đồng với tổ chức kiểm định.
2. Trong thời gian tham gia đoàn đánh giá ngoài, kiểm định viên có các quyền sau đây:
a) Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
b) Yêu cầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được đánh giá ngoài cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin liên quan;
c) Bảo lưu ý kiến cá nhân;
d) Nếu xét thấy cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không có đủ điều kiện để thực hiện đánh giá ngoài theo quy định thì báo cáo, kiến nghị với tổ chức kiểm định và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để xử lý.
Theo đó, kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có những quyền hạn sau đây:
- Được ký hợp đồng với tổ chức kiểm định.
- Ngoài ra, trong thời gian tham gia đoàn đánh giá ngoài, kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp có các quyền sau đây:
+ Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
+ Yêu cầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được đánh giá ngoài cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin liên quan;
+ Bảo lưu ý kiến cá nhân;
+ Nếu xét thấy cơ sở giáo dục nghề nghiệp, chương trình đào tạo không có đủ điều kiện để thực hiện đánh giá ngoài theo quy định thì báo cáo, kiến nghị với tổ chức kiểm định và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để xử lý.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?