Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?

Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào? Chỉ sử dụng thẻ kiểm định viên trong hoạt động nào?

Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?

Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp quy định:

Tiêu chuẩn kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Có phẩm chất đạo đức tốt, có đủ sức khỏe đáp ứng yêu cầu công việc.
2. Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên.
3. Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo.
4. Hoàn thành khóa đào tạo kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp hoặc do đơn vị được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao nhiệm vụ tổ chức.
5. Có trình độ ngoại ngữ từ bậc 2 theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.
6. Đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.

Theo đó, kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có ít nhất 05 năm kinh nghiệm về quản lý, giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp hoặc làm việc về ngành, nghề có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo.

Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?

Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?

Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp chỉ sử dụng thẻ kiểm định viên trong hoạt động nào?

Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 49/2018/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp quy định:

Nhiệm vụ của kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
1. Bảo quản thẻ kiểm định viên; không cho người khác sử dụng hoặc sử dụng thẻ kiểm định viên của người khác; chỉ sử dụng thẻ kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.
2. Tuân thủ các quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đối với thành viên đoàn đánh giá ngoài.
3. Cung cấp thông tin cá nhân cho Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp khi được yêu cầu hoặc khi có sự thay đổi.
4. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp chỉ sử dụng thẻ kiểm định viên trong hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp.

Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định:

Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp
1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:
a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;
b) Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
c) Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Theo đó, mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp là:

- Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

- Đào tạo trình độ trung cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ sơ cấp và thực hiện được một số công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng ứng dụng kỹ thuật, công nghệ vào công việc, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;

- Đào tạo trình độ cao đẳng để người học có năng lực thực hiện được các công việc của trình độ trung cấp và giải quyết được các công việc có tính phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề; có khả năng sáng tạo, ứng dụng kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn và giám sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc.

Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Trách nhiệm quản lý kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp thuộc về ai?
Lao động tiền lương
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp cần có kinh nghiệm làm việc thế nào?
Lao động tiền lương
Tiêu chuẩn để trở thành kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp là gì? kiểm định viên chất lượng có nhiệm vụ, quyền hạn nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp
469 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kiểm định viên chất lượng giáo dục nghề nghiệp

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tuyển sinh đại học, cao đẳng 2024: Tổng hợp văn bản về quy chế tuyển sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào