Toàn văn Nghị quyết 76 năm 2025: Số lượng CBCCVC, NLĐ của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, cụ thể như thế nào?
- Toàn văn Nghị quyết 76 năm 2025: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, cụ thể như thế nào?
- Sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc nào?
- Phạm vi, mục tiêu của việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 được quy định như thế nào?
Toàn văn Nghị quyết 76 năm 2025: Số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, cụ thể như thế nào?
Vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 ngày 14 tháng 4 năm 2025 về việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 chính thức có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2025.
Căn cứ tại Điều 11 Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 quy định số lượng lãnh đạo, quản lý và số lượng, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, bảo đảm yêu cầu tinh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Việc sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan nhà nước ở Trung ương được tổ chức theo ngành dọc đóng trên địa bàn và của tổ chức chính trị, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, bảo đảm yêu cầu tinh giản gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp, không kể số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã.
- Tại thời điểm sắp xếp, số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cấp phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc có thể nhiều hơn số lượng so với quy định.
Chậm nhất là 05 năm kể từ ngày nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã có hiệu lực thi hành, số lượng và việc bố trí lãnh đạo, quản lý, số lượng cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, tổ chức ở đơn vị hành chính sau sắp xếp thực hiện theo quy định.
- Giữ nguyên chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) hiện hưởng của cán bộ, công chức, viên chức chịu ảnh hưởng của việc sắp xếp đơn vị hành chính mà vẫn là cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị trong thời gian 06 tháng kể từ khi có văn bản bố trí công tác. Sau thời hạn này, thực hiện chế độ, chính sách và phụ cấp chức vụ theo quy định của pháp luật.
- Căn cứ quy định của Chính phủ, quy định, hướng dẫn của cấp có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các cơ quan, tổ chức có liên quan kịp thời thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản lý trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy bảo đảm đúng đối tượng và quyền, lợi ích của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động chịu tác động do sắp xếp đơn vị hành chính.
Như vậy, tổng số cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức, viên chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp tỉnh trước sắp xếp.
Số lượng cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp không vượt quá tổng số cán bộ, công chức có mặt tại các đơn vị hành chính cấp xã trước sắp xếp, không kể số lượng cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện được bố trí làm việc tại đơn vị hành chính cấp xã.
Toàn văn Nghị quyết 76 năm 2025: Số lượng CBCCVC, NLĐ của cơ quan, tổ chức sau sắp xếp đơn vị hành chính, cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 quy định về nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng và tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính phải tuân thủ Hiến pháp, phù hợp quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 và Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15.
Trường hợp sắp xếp đơn vị hành chính phù hợp với định hướng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì được đánh giá là phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã được thực hiện đối với các đơn vị hành chính có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số chưa đáp ứng tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 về 2 tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; có yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa, phong tục; có vị trí địa lý liên kê; có quy mô tiềm năng, lợi thế và trình độ phát triển kinh tế - xã hội phù hợp.
- Việc xây dựng phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã phải tính đến các yếu tố về điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp; cân nhắc các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân; bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới; giữ gìn và phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc của mỗi địa phương; bảo đảm khối đại đoàn kết toàn dân tộc và cộng đồng dân cư.
- Trường hợp hợp thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã mà làm thay đổi địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì không phải thực hiện quy trình, thủ tục điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện mà đơn vị hành chính cấp xã đó trực thuộc.
- Gắn việc sắp xếp đơn vị hành chính với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân và phục vụ người dân được tốt nhất.
- Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 thì không áp dụng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, số đơn vị hành chính trực thuộc, loại đô thị, trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với các đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
- Chú trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ, thống nhất cao về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính.
Phạm vi, mục tiêu của việc sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 quy định về phạm vi, mục tiêu của việc sắp xếp đơn vị hành chính như sau:
- Nghị quyết này quy định về việc sắp xếp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là đơn vị hành chính cấp tỉnh) và sắp xếp xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là đơn vị hành chính cấp xã) trong năm 2025 theo các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 là việc nhập tỉnh với tỉnh để hình thành tỉnh mới hoặc nhập tỉnh với thành phố trực thuộc trung ương để hình thành thành phố trực thuộc trung ương mới theo định hướng sắp xếp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhằm giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã quy định tại Nghị quyết 76/2025/NQ-UBTVQH15 là việc thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã để bảo đảm có số lượng, quy mô phù hợp, cả nước giảm khoảng 60% đến 70% số lượng đơn vị hành chính cấp xã so với hiện nay, đáp ứng yêu cầu tổ chức chính quyền địa phương cấp xã gần dân, sát dân, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Trường hợp sắp xếp phường với các đơn vị hành chính cùng cấp thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là phường; trường hợp sắp xếp xã, thị trấn thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp là xã.


- Bộ chính trị chốt sáp nhập một số đơn vị cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã theo 6 tiêu chí nào tại Tờ trình 624? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Quyết định 759: Chốt tiêu chuẩn cán bộ công chức của chính quyền địa phương cấp xã do ai hướng dẫn?
- Phương án nhân sự tại Kết luận 150 của Bộ Chính trị dành cho đối tượng nào?
- Chỉ thị số 45 CT TW của Bộ Chính trị: Số lượng cấp ủy viên, ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí Thư cấp ủy các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 là bao nhiêu?
- Sáp nhập tỉnh mới nhất: Những tỉnh thành được ưu tiên sáp nhập tỉnh theo Quyết định 759? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?