Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vì lý do nào?
- Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vì lý do nào?
- Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ra sao?
- Nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ đâu?
Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vì lý do nào?
Theo Mục 1 Đề án kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 quy định sự cần thiết xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp như sau:
- Sự phân chia đơn vị hành chính (ĐVHC) lãnh thổ ở các quốc gia đều dựa trên những tiêu chí, những đặc trưng nhất định về địa lý tự nhiên, các điều kiện kinh tế - xã hội, yếu tố dân cư, lịch sử, văn hóa. Trong bối cảnh phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam và hội nhập quốc tế sâu rộng cần thiết phải mở rộng và đảm bảo tính thống nhất về không gian địa lý, sự liên thông các nguồn lực, bố trí và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực phát triển của đất nước. Việc xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu lực, hiệu quả với sự tham gia của nhiều chủ thể dựa trên nền tảng công nghệ thông tin, chuyển đổi số đã và đang làm thay đổi vai trò quản lý của các cấp chính quyền địa phương.
Hệ thống hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng phát triển, tạo khả năng kết nối hiệu quả giữa chính quyền và người dân, cộng đồng doanh nghiệp, khoảng cách không gian giữa chính quyền và người dân, doanh nghiệp không còn nhiều ý nghĩa về địa lý và ranh giới địa giới giữa các ĐVHC.
Vì vậy, tổ chức hợp lý, hướng đến ổn định lâu dài của ĐVHC các cấp có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương, phát huy được những tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, vùng nói riêng và của cả nước nói chung.
- Chính quyền địa phương nước ta có quá trình hình thành, phát triển gắn với quá trình tổ chức ĐVHC 03 cấp (tỉnh, huyện, xã) ổn định xuyên suốt từ thời kỳ đầu thành lập nước đến nay cơ bản bảo đảm sự kế thừa, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống, lịch sử, văn hóa của mỗi ĐVHC.
Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước bắt đầu công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, tình hình chính trị quốc tế có nhiều biến động, điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn thì việc tổ chức chính quyền địa phương theo 03 cấp ĐVHC và xu hướng chia tách ĐVHC để thuận lợi cho công tác quản lý dân cư, quy hoạch và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từng ĐVHC, tạo điều kiện cho vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa được ưu tiên bố trí nguồn lực cho phát triển, đồng thời bảo đảm khả năng kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên đối với cơ quan nhà nước cấp dưới.
- Tuy nhiên, việc chia nhỏ ĐVHC và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 03 cấp đã phát sinh nhiều bất cập, làm phân tán các nguồn lực, không phát huy được hết lợi thế, tiềm năng phát triển của các địa phương; làm tăng số lượng ĐVHC các cấp, theo đó tăng số lượng các cơ quan, tổ chức của đảng, đoàn thể, chính quyền, tăng số lượng biên chế cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương, dẫn đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói riêng, hệ thống chính trị các cấp nói chung cồng kềnh, tầng nấc, lãng phí ngân sách nhà nước và nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp chính quyền địa phương có sự chồng lấn, trùng lặp giữa cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (có nhiệm vụ 03 cấp đều thực hiện, có nhiệm vụ cấp tỉnh và cấp huyện; cấp huyện và cấp xã cùng thực hiện). Chính quyền địa phương ở cấp huyện chủ yếu giữ vai trò trung gian trong thực thi chính sách, pháp luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện từ cấp tỉnh xuống cấp xã.
...
Như vậy việc chia nhỏ ĐVHC và thực hiện mô hình chính quyền địa phương 03 cấp đã là lý do đã phát sinh nhiều bất cập, làm phân tán các nguồn lực, không phát huy được hết lợi thế, tiềm năng phát triển của các địa phương; làm tăng số lượng ĐVHC các cấp, theo đó tăng số lượng các cơ quan, tổ chức của đảng, đoàn thể, chính quyền, tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương.
Điều này dẫn đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương nói riêng, hệ thống chính trị các cấp nói chung cồng kềnh, tầng nấc, lãng phí ngân sách nhà nước và nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Mới: Chốt chính sách tiền lương mới áp dụng CBCCVC bố trí làm việc tại đơn vị hành chính mới
Nghị quyết 60: Thống nhất rà soát lại chế độ, lộ trình tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức
Đề xuất 05 bảng lương mới cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang
File excel tính tiền nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc theo Nghị định 178: TẢI VỀ
Xem chi tiết lộ trình về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẢI VỀ.
Xem chi tiết toàn bộ bảng lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang 2025: TẢI VỀ.
Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vì lý do nào? (Hình từ Internet)
Tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế ra sao?
Theo Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức viên chức và người lao động để thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức và giải quyết chính sách, chế độ như sau:
Tập thể cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phai thực hiện rà soát, đánh giá đối với tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý dựa trên kết quả thực hiện nhiệm vụ trong 03 năm gần nhất theo các tiêu chí sau:
- Tiêu chí đánh giá về phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, kỷ cương trong thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
- Tiêu chí đánh giá về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; khả năng đáp ứng yêu cầu về tiến độ, thời gian, chất lượng thực thi nhiệm vụ, công vụ thường xuyên và đột xuất.
- Tiêu chí đánh giá về kết quả, sản phẩm công việc gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị mà cán bộ, công chức viên chức và người lao động đã đạt được.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức được đánh giá là người có phẩm chất, năng lực nổi trội thì phải đáp ứng 3 tiêu chí tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 6 Nghị định 178/2024/NĐ-CP, đồng thời phải bảo đảm tiêu chí đánh giá về đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung và có thành tích tiêu biểu, nổi trội, mang lại lợi ích cho cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc từ đâu?
Theo Điều 16 Nghị định 178/2024/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP; được bổ sung bởi khoản 15 Điều 1 Nghị định 67/2025/NĐ-CP) quy định nguồn kinh phí chi trả chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc như sau:
- Đối với cán bộ công chức; cán bộ, công chức cấp xã; lực lượng vũ trang và người lao động (trừ người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập): Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với viên chức và người lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập:
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị và nguồn thu hợp pháp khác.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập không đủ nguồn kinh phí để giải quyết chính sách, chế độ thì được sử dụng các quỹ được trích theo quy định của đơn vị sự nghiệp công lập để giải quyết chính sách, chế độ.
Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên do Nhà nước đặt hàng thông qua giá dịch vụ nhưng giá dịch vụ chưa tính đủ các yếu tố cấu thành để giải quyết chính sách, chế độ thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp bổ sung.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp của đơn vị, nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn thu hợp pháp khác. Ngân sách nhà nước sẽ bố trí kinh phí giải quyết chính sách, chế độ trên số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cấp có thẩm quyền giao.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị sau hợp nhất, sáp nhập thực hiện đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phù hợp với vị trí việc làm đối với cán bộ, công chức, viên chức: Ngoài kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức đã được bố trí hằng năm theo quy định, được cấp bổ sung kinh phí đào tạo, bồi dưỡng bằng 5% tổng quỹ lương cơ bản (không bao gồm phụ cấp) trong năm đầu thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm đủ toàn bộ khoản kinh phí tương đương với số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ bảo hiểm hưu trí và tử tuất cho thời gian cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ hưu trước tuổi trong thời gian từ đủ 05 năm đến đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu.
- Đối với người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy: Kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.
- Đối với các tổ chức hành chính kết thúc việc thực hiện cơ chế tài chính đặc thù như đơn vị sự nghiệp công lập từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 thì nguồn kinh phí giải quyết chính sách, chế độ do ngân sách nhà nước cấp.

- Mẫu thông báo lịch nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 online đẹp và ấn tượng? CBCCVC và người lao động được nghỉ lễ 30 4 và 1 5 năm 2025 bao nhiêu ngày?
- Quyết định 252: Thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang được xây dựng báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 đúng không?
- Quyết định 759 của Thủ tướng: Tăng số lượng biên chế cán bộ công chức viên chức trong hệ thống chính trị ở địa phương vì lý do nào?
- Thống nhất cho thôi việc ngay và không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho đối tượng cán bộ công chức nào theo Hướng dẫn 01?
- Chốt 9 đối tượng bị bỏ lương cơ sở sau 2026, mức lương mới thay thế chiếm 70% tổng quỹ lương, cụ thể là ai?