Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại bảo đảm điều kiện gì?

Điều kiện về nội dung yêu cầu đối thoại phải đảm bảo là gì để tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành?

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại bảo đảm điều kiện gì?

Theo Điều 63 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

- Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

- Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

+ Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

+ Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

+ Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 Bộ luật Lao động 2019.

- Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 63 Bộ luật Lao động 2019.

Theo Điều 40 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên
1. Việc tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của một hoặc các bên được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đối với bên người sử dụng lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người sử dụng lao động;
b) Đối với bên người lao động, nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định này.
2. Chậm nhất 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được nội dung yêu cầu đối thoại quy định tại khoản 1 Điều này, bên nhận được yêu cầu đối thoại phải có văn bản trả lời, thống nhất về thời gian, địa điểm tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động và đại diện đối thoại bên người lao động có trách nhiệm phối hợp, tiến hành tổ chức đối thoại.
3. Diễn biến đối thoại phải được ghi thành biên bản và có chữ ký của đại diện các bên tham gia đối thoại theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này.
4. Chậm nhất 03 ngày làm việc kể từ khi kết thúc đối thoại, người sử dụng lao động có trách nhiệm công bố công khai tại nơi làm việc những nội dung chính của đối thoại; tổ chức đại diện người lao động (nếu có), nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) phổ biến những nội dung chính của đối thoại đến người lao động là thành viên.

Theo đó tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại của bên đề nghị đối thoại bảo đảm điều kiện nội dung yêu cầu đối thoại phải được sự đồng ý của ít nhất 30% số thành viên đại diện của bên người lao động tham gia đối thoại quy định tại khoản 3 Điều 38 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại bảo đảm điều kiện gì?

Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại bảo đảm điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 64 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì đối thoại tại nơi làm việc bao gồm những nội dung sau:

- Nội dung đối thoại bắt buộc:

+ Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động.

+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế.

+ Phương án sử dụng lao động.

+ Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động

+ Thưởng.

+ Nội quy lao động.

+ Đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

- Ngoài nội dung bắt buộc trên, các bên lựa chọn một hoặc một số nội dung sau đây để tiến hành đối thoại:

+ Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

+ Việc thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và cam kết, thỏa thuận khác tại nơi làm việc;

+ Điều kiện làm việc;

+ Yêu cầu của người lao động, tổ chức đại diện người lao động đối với người sử dụng lao động;

+ Yêu cầu của người sử dụng lao động đối với người lao động, tổ chức đại diện người lao động;

+ Nội dung khác mà một hoặc các bên quan tâm.

Mẫu thông báo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa công ty và tập thể người lao động thế nào?

Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không có quy định cụ thể về mẫu thông báo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa công ty và tập thể người lao động. Việc soạn thảo sẽ do doanh nghiệp chủ động thực hiện, tuy nhiên phải đảm bảo nội dung và hình thức.

Có thể tham khảo mẫu thông báo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa công ty và tập thể người lao động chuẩn sau đây:

Mẫu thông báo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa công ty và tập thể người lao động thế nào?

Mẫu thông báo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa công ty và tập thể người lao động: TẢI VỀ.

Đối thoại tại nơi làm việc
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Tổ chức đối thoại khi có yêu cầu của người lao động được tiến hành khi nội dung yêu cầu đối thoại bảo đảm điều kiện gì?
Lao Động Tiền Lương
Doanh nghiệp vừa và nhỏ có cần tổ chức đối thoại tại nơi làm việc không?
Lao Động Tiền Lương
Mẫu thông báo tổ chức đối thoại tại nơi làm việc giữa công ty và tập thể người lao động thế nào?
Lao động tiền lương
Mẫu biên bản đối thoại định kỳ tại nơi làm việc cập nhật mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Công ty cử không đúng thành phần đại diện bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại tại nơi làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc khi ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc không?
Lao động tiền lương
Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa các đối tượng nào?
Lao động tiền lương
Hạn chót công khai những nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc từ khi kết thúc đối thoại là khi nào?
Lao động tiền lương
Không báo cáo tình hình thực hiện đối thoại tại nơi làm việc với cơ quan quản lý nhà nước về lao động khi được yêu cầu bị xử phạt thế nào?
Lao động tiền lương
Không công khai nội dung chính của đối thoại tại nơi làm việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Đi đến trang Tìm kiếm - Đối thoại tại nơi làm việc
8 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào