Tính online bảo hiểm xã hội một lần dành cho người lao động bằng cách nào?
Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần?
Công thức tính bảo hiểm xã hội một lần căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
...
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:
a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;
b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Và theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH có hướng dẫn thêm như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP .
2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần được chi trả dựa trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội như sau:
* Công thức tính mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:
Mức hưởng BHXH 1 lần = {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl
Trong đó: Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
* Với trường hợp đóng BHXH chưa đủ 01 năm thì sử dụng công thức sau:
Mức hưởng BHXH 1 lần = 22% x số tháng x tiền lương đóng theo tháng
Tuy nhiên mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Công cụ tính online bảo hiểm xã hội một lần dành cho người lao động ở đâu?
Công cụ tính online bảo hiểm xã hội một lần dành cho người lao động ở đâu?
Hiện nay có nhiều công cụ tính online hỗ trợ người lao động tính bảo hiểm xã hội một lần người lao động có thể tham khảo công cụ sau:
Tính online bảo hiểm xã hội một lần: TẠI ĐÂY
Nơi nhận bảo hiểm xã hội một lần có bắt buộc là nơi đóng bảo hiểm hay không?
Căn cứ theo tiết b điểm 1.1.2, điểm 1.3 khoản 1 Điều 2 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 có quy định:
Phân cấp giải quyết, chi trả và quản lý người hưởng
1. Phân cấp giải quyết hưởng các chế độ BHXH
...
1.1.2. Lập danh sách chi trả
...
b) Lập danh sách chi trả chế độ BHXH một lần do BHXH tỉnh chi trả; danh sách chi trả chế độ BHXH một lần bằng tiền mặt do BHXH tỉnh giải quyết chuyển cơ quan Bưu điện chi trả (đối với trường hợp người hưởng đăng ký nhận tiền mặt tại cơ quan bưu điện).
1.3. Đối với các nhiệm vụ ngoài nhiệm vụ giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK và BHXH một lần mà BHXH huyện chưa đủ khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ cụ thể nào theo phân cấp nêu tại tiết 1.2.1 điểm 1.2 khoản này thì Giám đốc BHXH huyện có văn bản đề nghị Giám đốc BHXH tỉnh chưa phân cấp thực hiện nhiệm vụ đó; chậm nhất từ ngày 01/01/2021, BHXH huyện phải thực hiện giải quyết toàn bộ các chế độ BHXH. Trong thời gian chưa đủ khả năng thực hiện việc giải quyết hưởng các chế độ BHXH theo phân cấp, BHXH huyện có trách nhiệm tổ chức tiếp nhận hồ sơ, truy cập Hệ thống để cập nhật thông tin, chuyển BHXH tỉnh phê duyệt, đảm bảo thời hạn giải quyết theo quy định.
...
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi cư trú (trong trường hợp bảo hiểm xã hội tỉnh được phân cấp giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần) có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nơi cư trú được hiểu là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Nhận bảo hiểm xã hội một lần rồi thì có được tham gia bảo hiểm xã hội tiếp không?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng;
...
Như vậy, người lao động làm việc theo những dạng hợp đồng trên thì thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội. Dù trước đây người lao động đã nhận bảo hiểm xã hội một lần vì bất kì lí do nào và bị cơ quan bảo hiểm xã hội thu lại sổ.
Sau đó người lao động làm việc và giao kết hợp đồng lao động thì vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội. Nên người lao động hoàn toàn có thể tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội nếu trong thời gian tới bạn làm việc và giao kết hợp đồng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?