Thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu thì có tính thời gian làm việc nặng nhọc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
- Thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu thì có tính thời gian làm việc nặng nhọc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
- Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những gì?
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu thì có tính thời gian làm việc nặng nhọc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
Căn cứ Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Mức đóng, phương thức và thời hạn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
...
7. Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc còn thiếu tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động hoặc thân nhân của người lao động được đóng tiếp một lần cho số tháng còn thiếu với mức đóng hằng tháng bằng tổng mức đóng của người lao động và người sử dụng lao động trước khi người lao động nghỉ việc hoặc chết vào quỹ hưu trí và tử tuất. Thời gian đóng tiếp không được tính là thời gian làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Trường hợp người lao động chấm dứt đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì có quyền đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện.
8. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 7 Điều này.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu thì không được tính là thời gian làm việc nặng nhọc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần để hưởng lương hưu thì có tính thời gian làm việc nặng nhọc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không? (Hình từ Internet)
Thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là khi nào?
Căn cứ theo Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i, k và l khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định và được ghi trong văn bản của người sử dụng lao động xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xác định việc chấm dứt làm việc.
- Thời điểm hưởng lương hưu đối với đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời điểm đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định và được ghi trong văn bản đề nghị của người lao động.
- Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; quy định thời điểm hưởng lương hưu đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2024; quy định về việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí.
Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Bản chính hoặc bản sao văn bản xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc văn bản chấm dứt làm việc hoặc văn bản đề nghị của đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 của Luật này.
2. Hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Văn bản đề nghị của người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
3. Trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao giấy xác nhận mức độ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng có thể hiện kết luận của Hội đồng giám định y khoa ghi rõ tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.
4. Trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 64 của Luật này, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này thì có thêm bản sao giấy chứng nhận bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu đối với người đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Bản chính hoặc bản sao văn bản xác định việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc văn bản chấm dứt làm việc hoặc văn bản đề nghị của đối tượng quy định tại các điểm g, h, m và n khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2025.











- Chính thức quyết định bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, triển khai thực hiện thiết kế cơ cấu tiền lương bổ sung 01 khoản tiền cho CBCCVC và LLVT sau 2026, cụ thể ra sao?
- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Tiếp nhận cán bộ công chức từ cấp tỉnh, cấp huyện cùng với cán bộ công chức cấp xã để bố trí theo mô hình chính quyền cấp xã mới thì CBCC có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 178 không?
- Thống nhất trường hợp không nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ công chức, cụ thể như thế nào theo Công văn 1814?
- Sửa đổi Nghị định 178: Toàn bộ cán bộ công chức cấp xã không đủ điều kiện hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi nếu nghỉ thôi việc thì hưởng những chế độ nào?